- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo
1 2003 3 2 Các thông số về môi trường nước cấp và nước
3.3.1. Thành công trong hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ
trên thương trường.
3.3. ĐÁNH GIÁ HỖ TRỢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC NAM TRUNG BỘ VỰC NAM TRUNG BỘ
3.3.1. Thành công trong hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực Nam Trung Bộ vực Nam Trung Bộ
Quy hoạch vùng NTTS còn phụ thuộc vào mỗi địa phương, từng địa phương phải tổ chức điều tra nghiên cứu tổng hợp tình hình và đánh giá tiềm năng từng vùng. Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch khai thác sử dụng đất nuôi trồng theo hướng sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước trên lĩnh vực nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt xây dựng cơ cấu cây trồng vật nuôi cụ thể, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng.
Bố trí nuôi trồng hợp lý giữa đối tượng nuôi chủ lực và đối tượng nuôi khác, thúc đẩy hình thành các vùng nuôi trồng theo hướng tập trung, đồng quản lý, vậy môi trường nuôi mới được an toàn hơn, giảm mức độ dịch bệnh, đảm bảo ATVSTP. Phát triển nuôi cá nước lợ, ngọt theo điều kiện khí hậu, khả năng đầu tư của người dân và khả năng đảm bảo nguồn thức ăn tạo nên quy mô cho vùng.
Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng NTTS ở địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với Thông tư số 156/2009/TT-BTC ngày 03/08/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, đầu tư vào các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng NTTS, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.
- Công tác kiểm soát chất lượng con giống:
Con giống và dịch vụ đầu vào. Do nhu cầu cao, tôm bố mẹ ngày càng hiếm, nhiều cơ sở sản xuất giống đã mua cả tôm bố, mẹ không đảm bảo chất lượng để thả nuôi, dẫn đến tình trạng con giống kém chất lượng. Vấn đề đặt ra
việc ảnh hưởng đến tính bền vững của nuôi tôm và con tôm nuôi đã được nuôi trong cả nước nhưng ngành sản xuất tôm giống miền Bắc và miền Nam còn yếu, chính điều đó hai miền còn phụ thuộc nhiều vào tôm giống trôi nổi trên thị trường với nhiều nguồn khác nhau không quản lý được và con tôm giống không ổn định. Riêng những trung tâm cấp tôm giống có uy tín chủ yếu ở khu vực miền Trung, như vậy việc nan giải và bức xúc trong phát triển ngành nuôi tôm tại Việt Nam là quản lý con tôm giống và ngay tại Nam Trung Bộ như hiện nay 2 vấn đề còn tồn tại nổi cộm nhất là thủy lợi và con giống.
Để đảm bảo chất lượng con tôm nuôi, Nhà nước cần thường xuyên kiểm tra và chế tài thật mạnh với những trung tâm không thực hiện các quy định của cơ quan pháp luật có thẩm quyền quản lý.
- Công tác kiểm soát chất lượng thức ăn, hoá chất thuốc thú y:
Việc kiểm soát chất lượng thức ăn, hoá chất thuốc thú y, tác giả đi sát thực và thực tế các đơn vị bán buôn, bán lẻ thực hiện tốt các nội quy, quy định, nhưng có một số người nuôi chủ quan nhẹ dạ mua hàng trôi nổi và một số hàng không rõ nguồn gốc nhằm giảm chi phí nhưng họ quên nghĩ rằng tiền nào của đó, cuối cùng hậu quả họ phải chịu và làm ảnh hưởng đến những người nuôi khác.
Tuy nhiên để không chủ quan với các đại lý và các cơ sở, quản lý thị trường và những người có chức trách phải thường xuyên kiểm tra, bên cạnh đó phải có chế tài thật sự mạnh để răn đe và hỗ trợ cho người nuôi trồng.
* Hỗ trợ sản xuất (phương thức TC tăng năng suất) - Một số kết quả đạt được trong hỗ trợ sản xuất như:
+ Thiết lập và duy trì hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường thuỷ sản: Mạng lưới quan trắc môi trường thuỷ sản tại khu vực đã được hình thành với sự kết hợp của các Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản địa phương và các cơ quan quan trắc vùng thuộc Tổng cục Thuỷ sản. Đã cung cấp được cho người nuôi và các nhà quản lý diễn biến môi trường và bệnh, để điều hành và chỉ đạo sản xuất cũng như đánh giá tác động của NTTS lên môi trường.
+ Xây dựng được cơ sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ quan trắc viên: Cơ sở vật chất trang thiết bị tham gia vào hoạt động quan trắc đã được nâng cấp từ nhiều nguồn, dự án khác nhau. Nhân lực thực hiện quan trắc được bổ sung dần vừa là để đáp ứng nhu cầu quan trắc, vừa để thực hiện các nhiệm vụ môi trường và bệnh NTTS. Lực lượng này cũng được tập huấn, đào tạo thêm về nghiên cứu và quan trắc môi trường nước được lồng ghép trong các nhiệm vụ môi trường hàng năm ở các cấp trung tâm và một số ít ở các trạm vùng.
+ Xây dựng được cơ sở dữ liệu, trang Web phục vụ cảnh báo: Do đặc thù sản xuất NTTS ở từng vùng khác nhau, việc thống nhất được cách thức tiếp cận, phương pháp triển khai và xây dựng cơ sở dữ liệu chung trên phạm vi toàn quốc là rất khó. Tuy nhiên, mạng lưới đã có những thống nhất và xây dựng được cơ sở dữ liệu mà qua đó có thể phục vụ phân tích xu hướng diễn biến, cung cấp thông tin cho người nuôi, nhà quản lý. Hiện nay, các bản tin cảnh báo đã có thể được tải lên trang website: http://environment.mard.gov.vn và các trang Web của Sở NN&PTNT địa phương.
* Hỗ trợ xuất khẩu (Xúc tiến thương mại và pháp lý)
Theo Quyết định 242/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu đến năm 2010, XKTS đạt từ 4 đến 4,5 tỷ USD. Năm 2009, có mức tăng trưởng 4,25 tỷ USD so với 4,5 tỷ năm 2008. Năm 2011, kim ngạch XKTS đạt 6,118 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2012, đạt mức 6,134 tỷ USD, tăng 0,3% so với năm 2011.
Đến nay, thị trường XKTS đã có mặt ở 164 nước và vùng lãnh thổ, ngoài các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản, EU, XKTS Việt Nam đang hướng tới các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Trung Đông và Đông Âu.
Qua biểu đồ 2.1 trên ta thấy ngành thuỷ sản Việt Nam ngày càng phát triển mạnh, nói như vậy có nghĩa là Thuỷ sản khu vực Nam Trung Bộ đã góp một phần đáng kể vào sự phát triển ngành. Và các tiêu chí [Phụ lục 3] thì tiêu chí kim ngạch XKTS của từng địa phương đều phát triển dương theo từng năm. Tuy
nhiên ngoài sự nỗ lực của người nuôi trong đó phải nói đến công tác tuyên truyền giáo dục tốt của khuyến ngư và sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo các cấp đã giúp cho người nuôi trồng yên tâm trong NTTS XK.
Quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thị trường quốc tế ngày càng sâu và rộng, Việt Nam tham gia Tổ chức WTO, Mỹ ký kết Hiệp định thương mại song phương vào tháng 7/2000 và có hiệu lực từ tháng 12/2001; tháng 12/2006, Hoa Kỳ chấp nhận quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam và Việt Nam đã quan hệ buôn bán trên 150 nước và khu vực. Thị trường Nhật, EU, Mỹ là những thị trường truyền thống. Tuy nhiên trong quá trình cạnh tranh và bảo vệ hàng hoá trong nước, các nước thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm thuỷ sản và đưa ra các rào cản mới. Điều đó NAFIQAD cần tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm công nhận chất lượng giúp thuỷ sản Việt Nam thâm nhập sâu vào các thị trường.
Môi trường quốc tế (pháp lý): đã hoạt động công tác xuất nhập khẩu thì phải nghiên cứu thị trường, phải nghiên cứu văn hoá, luật pháp, tập quán thương mại của mỗi nước và phải đối phó các rào cản nhằm bảo vệ quyền lợi của người nuôi trồng nước đó như:
+ Chính sách dư lượng kháng sinh bằng 0 + Đề nghị các DN Việt Nam áp dụng HACCP + Kiện chống bán phá giá
+ Truy tìm nguồn gốc nuôi trồng + Quy định về dán nhãn mác
+ Quy định vệ sinh trong nuôi trồng
Chính vậy người XK phải am hiểu tất cả các luật lệ để xử lý những tranh chấp xảy ra
* Hỗ trợ cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một khâu quan trọng trong NTTS, như hiện nay phát triển NTTS là phát triển theo tính tự phát, tính cách nhỏ lẻ, không theo một quy
hoạch nào, vì thế mà cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức (Nhà nước chủ yếu đầu tư các tuyến đường là chính, cũng có nơi NTTS được củng cố hoá thuỷ lợi) nhưng điện phục vụ cho các vùng nuôi thật sự chưa đầu tư đến nơi, đến chốn hầu như người nuôi phải dùng máy phát điện là chủ yếu, cũng có nơi cấp thoát nước hầu như bị tê liệt (Bàn Thạch vùng đầm Ô Loan, đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài Phú Yên), do các kênh cấp thoát nước đã bị bồi lấp bởi hoạt động bơm, hút chất thải, bùn cải tạo ao đìa của người dân, người nuôi chủ yếu sử dụng nước giếng khoan tại chỗ nên bệnh của tôm không tránh khỏi.
Nhiều vùng nuôi tôm lớn chủ yếu là mở rộng ao nuôi, mà không quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho nuôi trồng.
Muốn nuôi tôm tốt, cơ sở hạ tầng phải hoàn thiện đầy đủ các trang thiết bị nuôi tôm, thuỷ lợi thông thoáng, bể lắng phải phù hợp, điện, giao thông... Tất cả những trang bị đầy đủ, kỹ thuật tốt tuân thủ các quy định của cán bộ nuôi trồng, giống tốt như vậy là an toàn nhưng người nuôi thực hiện không đúng quy trình nuôi, dịch thường xảy ra trong vùng nuôi.
Tuy công trình kênh mương có đầu tư nhưng còn bất cập, vậy Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ cho người nuôi trồng. Sự hỗ trợ của Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng còn phụ thuộc vào phương thức nuôi trồng: QCCT, BTC, TC tuỳ từng địa phương, tuỳ theo ý định của phương án.
Qua những hỗ trợ của Nhà nước đã có tác dụng tích cực trong hoạt động và đời sống của người nuôi trồng trong thời gian qua, tuy rằng còn nhiều khó khăn trước mắt nhưng Nhà nước rất quan tâm đến người ngư dân.
Chính phủ kịp thời ra các Quyết định hỗ trợ cho người ngư dân như: Bê tông hoá kênh mương, đường nông thôn, chính sách hỗ trợ phòng chống thiên tai, hỗ trợ vốn, khoanh vốn, giãn nợ khi ngư dân gặp khó khăn, kêu gọi các dự án hỗ trợ cho ngư dân,… tất cả những vấn đề khó khăn của ngư dân Nhà nước từng bước tìm cách hỗ trợ và người nuôi trồng khu vực Nam Trung Bộ cũng được sự quan tâm rất lớn từ phía Nhà nước và từng địa phương đã dựa trên. Các Quyết định của Chính phủ để đưa ra các Quyết định của Uỷ ban nhân dân hỗ trợ cho
người nuôi trồng địa phương. Điều đó người NTTS nhận ra vấn đề đó nên rất cố gắng hoàn thành tốt vai trò nuôi trồng của mình để nâng cao cuộc sống đồng thời nâng cao ý thức về cộng đồng xã hội và hướng tới cuộc sống với môi trường thân thiện.