Hạn chế trong kiểm soát chất lượng con giống

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 113 - 114)

- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo

1 2003 3 2 Các thông số về môi trường nước cấp và nước

3.3.2.2. Hạn chế trong kiểm soát chất lượng con giống

Qua các số liệu về nhu cầu giống thuỷ sản và khả năng sản xuất giống của từng địa phương tại khu vực Nam Trung Bộ, như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà... nhận thấy rằng: Con giống, đặc biệt là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, có chất lượng vẫn chưa đáp ứng cho nhu cầu của người dân. Các địa phương chưa chủ động và còn thiếu công nghệ sản xuất giống sạch bệnh. Hiện nay nguồn tôm bố mẹ đáp ứng cho việc sản xuất giống vẫn còn thụ động, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn tôm bố mẹ đánh bắt từ tự nhiên do đó giá thành tôm bố mẹ vẫn còn cao (dao động từ 8 -12 triệu đồng mỗi con). Do sự chênh lệnh lớn về nhu cầu và khả năng cung cấp giống thuỷ sản tại địa phương nên việc nhập một lượng giống thuỷ sản từ các địa phương khác là điều chắc chắn và khó tránh khỏi khi vào vụ nuôi... Ngoài ra các đối tượng nuôi khác có giá trị kinh tế cao, như cá biển tôm hùm hiện nay vẫn dựa vào nguồn giống tự nhiên, do đó giá thành con giống còn cao, đồng thời việc kiểm soát chất lượng chưa được đảm bảo.

- Công tác kiểm dịch và kiểm tra giống tại các địa phương trong khu vực còn bất cập, chồng chéo giữa cơ quan thú y với NTTS. Lực lượng kiểm tra viên còn mỏng, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra kiểm dịch còn thiếu nên một lượng tôm giống kém chất lượng hoặc tôm mang mầm bệnh bán ra thị trường... gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Điều này dẫn đến một thực trạng trong thời gian qua là việc kiểm soát chất lượng giống chủ yếu do người nuôi và đặc biệt là ý thức của bản thân họ đối với con giống. Đa số những cơ sở/hộ nuôi có vốn đầu tư lớn hoặc nuôi theo quy mô công nghiệp, có đầy đủ các ao xử lý nước, ao chứa nước... thường mua lựa chọn con giống của các công ty có uy tín trên thị trường. Ngoài ra những nông hộ sản xuất quy mô nhỏ, ít vốn đầu tư, thường mua những con giống trôi nổi, chất lượng, nguồn gốc chưa rõ ràng nên ảnh hưởng rất

lớn đến hiệu quả của quá trình nuôi.

- Công tác kiểm soát chất lượng thức ăn, hoá chất thuốc thú y thuỷ sản. Trong thời gian qua, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản trên địa bàn với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau và liên tục bổ sung các loại thức ăn, hoá chất, thuốc thú y cho NTTS đã làm cho công tác kiểm soát chất lượng thức ăn, hoá chất thuốc thú y của các cơ quan quản lý mang tính thụ động, chưa kịp thời. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm thuỷ sản nuôi sau thu hoạch xuất hiện các chất cấm, dư lượng kháng sinh quá mức cho phép làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm thuỷ sản tại Nam miền Trung.

Chi phí thức ăn, thuốc hoá chất trung bình cho một vụ nuôi thuỷ sản theo bảng sau [Xem thêm Phụ lục 15].

Qua Phụ lục 15 nhận thấy chi phí thức ăn cho đối tượng nuôi là rất lớn chiếm từ 45-75% giá thành sản phẩm, chưa tính thuốc chữa bệnh và các khấu hao khác. Vậy công lao động chiếm một phần nhất định trong tấn sản phẩm, điều đó đòi hỏi người nuôi phải thận trọng, có kinh nghiệm và am hiểu khoa học, phương pháp chăm sóc đối tượng nuôi đồng thời hợp tác, chia sẻ cộng đồng nuôi trong khu vực, hỗ trợ lẫn nhau nhằm hạn chế các rủi ro không đáng có. Để hỗ trợ cho người nuôi giảm thiệt hại, Nhà nước khuyến khích người nuôi mua bảo hiểm sản phẩm nuôi từng vụ, điều này rất có lợi cho người nuôi vì có người chia sẻ về tinh thần lẫn vật chất khi gặp hoạn nạn. Đồng thời hạn chế lạm dụng chất kháng sinh trong NTTS như cảnh báo cơ quan thẩm quyền Nhật, EU việc phát hiện dư lượng Oxytetracyline vượt mức cho phép trong các lô hàng tôm nuôi của Việt Nam. Tuy rằng dư lượng này là kháng sinh cho phép nhưng việc cảnh báo của thị trường lớn này muốn nói quá trình nuôi ta đã không tuân thủ việc ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch theo như quy định [147].

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)