- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo
6 Khánh Hoá (thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh, huyện Vạn
3.2.3. Hỗ trợ khuyến ngư, đào tạo nguồn nhân lực nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho người nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu và các đại lý, cơ sở sản
nghiệp vụ cho người nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu và các đại lý, cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn, thuốc, hoá chất, phục vụ nuôi trồng thuỷ sản
Trách nhiệm của cán bộ khuyến ngư trong khu vực là đào tạo kỹ thuật, nghiệp vụ cho người nuôi thuỷ sản tại các tỉnh Nam Trung Bộ giúp họ nắm bắt công nghệ mới, giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến ngư dân, đến đối tượng nuôi.
Tăng cường bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ thông qua các lớp đào tạo về Marketing, ATVSTP, vệ sinh lao động, tổ chức hội thi tay nghề cho công nhân… là những công việc luôn được quan tâm [Xem thêm Phụ lục 5].
Những hoạt động của khuyến ngư chủ yếu theo chế độ chính sách của Nhà nước và cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến ngư dân để hỗ trợ cho họ theo các quy định trong các văn bản:
- Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 08 năm 2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản.
- Nghị định số 56/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 26 tháng 04 năm 2005 về Khuyến nông, khuyến ngư.
- Thông tư liên tịch 56/2001/TTLT-BTC-BTS của Bộ Tài Chính - Bộ Thuỷ sản hướng dẫn chế độ quản lý tài chính các dự án khuyến khích phát triển giống thuỷ sản do ngân sách Nhà nước bảo đảm.
Nhìn chung hoạt động khuyến ngư: đã tạo ra các mô hình nuôi trồng tiên tiến để ngư dân học hỏi. Có nhiều mô hình thành công, một số mô hình không phổ biến được. Thông qua các mô hình này, ngư dân học hỏi kinh nghiệm để vận dụng, cho chính mình và tìm cách tránh những thất bại mà mô hình đưa ra, có thể nói hoạt động khuyến ngư đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao chất lượng công việc và đưa hàm lượng khoa học công nghệ vào NTTS.
Cán bộ khuyến ngư đã cố gắng nâng cao nhận thức của ngư dân thông qua các lớp học về công nghệ mới, phương pháp sản xuất mới, các lớp tập huấn, tham quan những mô hình thành công, qua đó nâng cao hiểu biết cho ngư dân và cung cấp thông tin về chính sách nhà nước, thị trường, pháp luật, kỹ thuật NTTS, giá cả các loại hàng hoá mà ngư dân cần biết. Nhờ có khuyến ngư người dân dần dần mới thay đổi tư duy cũ, nâng đỡ tinh thần đổi mới về công nghệ, thiết bị và kiến thức mới, hiện đại phục vụ NTTS.
Tham mưu cho chính quyền đề ra chính sách, kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản, hỗ trợ ngư dân tự vươn lên trong NTTS [Xem thêm Hộp 3.3].
Cán bộ khuyến ngư phải thường xuyên thăm hỏi, kiểm tra giúp đỡ ngư dân để giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chương trình.
Từ chức năng nhiệm vụ của khuyến ngư trong những năm qua đã phối hợp cùng chính quyền địa phương hỗ trợ cho người nuôi trồng qua các chương trình đào tạo bồi dưỡng kiến thức, phương pháp hoạt động theo mô hình GAP,CoC,… hướng dẫn người nuôi trồng phương pháp chọn giống, thả giống, kỹ thuật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm,… hỗ trợ cho ngư dân tiếp cận, chuyển giao công nghệ mới, khuyến cáo ngư dân không lạm dụng thuốc kháng sinh cho đối tượng nuôi,… hỗ trợ ngư dân phương pháp kết hợp hỗ trợ, tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm của Ngư dân nuôi trồng.
+ Hỗ trợ kiểm soát chất lượng (hạn chế dư lượng kháng sinh)
Việc cấm không sử dụng dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản XK không phải là quy định mới với Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Vấn đề là làm sao giữ được tăng trưởng xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ người dân đảm bảo
chất lượng sản phẩm ngoài các biện pháp kiên quyết đồng bộ trong việc xử lý các cơ sở cố tình vi phạm ATVSTP, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào (tôm cá giống, các hoá chất thuốc sử dụng và thức ăn), kiểm soát chất lượng trong quá trình nuôi và kiểm soát chất lượng sau thu hoạch thực hiện chuỗi liên kết chặt chẽ nhằm đảm bảo sản phẩm NTTS đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và ngày càng đáp ứng các tiêu chí về bảo vệ môi trường. Trong thời gian qua, cơ quan quản lý thuỷ sản chuyên ngành đã ban hành các văn bản quy định về việc kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoá chất, thuốc và thức ăn phục vụ cho hoạt động NTTS và đưa ra các khuyến cáo cho người nuôi thuỷ sản về các loại hoá chất, thức ăn dùng hoặc cấm dùng trong nuôi thuỷ sản.
Hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý kinh doanh tại các địa phương cũng được duy trì thường xuyên. Qua kiểm tra thực tế, đã xác định các đại lý, cơ sở bán buôn, dịch vụ NTTS ở các địa phương thực hiện tốt các quy định, cung cấp thông tin này cho người nuôi trồng an tâm về thức ăn, thuốc, hoá chất mới, sạch, đầy đủ, đảm bảo,… Một số cơ sở chưa đạt được những điều kiện vệ sinh thực phẩm đã bị xử lý nghiêm khắc.
Bên cạnh việc kiểm tra các cơ sở cung cấp thức ăn tại các địa phương, các cơ quan quản lý thuỷ sản chuyên ngành (như Trung tâm quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản vùng 2 - Nafiqaved 2) còn tham gia các chương trình giám sát quốc gia về kiểm tra, kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thuỷ sản nuôi trên các đối tượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá rô phi tại các ao nuôi ở khu vực Nam Trung Bộ. Hoạt động này được thực hiện hàng tháng và các kết quả, kiểm tra được thông báo cho người nuôi thuỷ sản trong khu vực.
Đối với mạng lưới tổ chức buôn bán, cung ứng dịch vụ thức ăn, hoá chất, thuốc,... cho NTTS, các cơ quan quản lý Nhà nước đã kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, định hướng hoạt động của họ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nuôi trồng, đồng thời hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng của dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản.