Kinh nghiệm của tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 69)

- Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học, công nghệ và đào tạo

2.3.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Sóc Trăng

Nhằm mục đích tạo nguồn kinh phí hợp tác với các viện, trường, các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, xây dựng các mô hình NTTS XK hiệu quả, bền vững. Đồng thời có kinh phí để giúp các cơ sở, hộ NTTS XK gặp rủi ro, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Tỉnh Sóc Trăng đã thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển thủy sản, đây là địa phương đầu tiên trong cả nước vận động thành lập nguồn quỹ này. Đến nay, Quỹ hỗ trợ phát triển thủy sản Sóc Trăng đã thu hút được 1,3 tỷ đồng nguồn tài trợ nhằm duy trì nguồn quỹ, hỗ trợ lâu dài. Hội đồng quản lý sẽ nghiên cứu thu hút thêm nguồn tài trợ nhằm duy trì nguồn quỹ, hỗ trợ lâu dài cho người nuôi thuỷ sản.

Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất, hệ thống ngân hàng trên địa bàn còn ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Chỉ tính riêng Agribank Sóc Trăng: dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến cuối tháng 5/2012 đạt trên 7.000 ngàn tỷ đồng tăng 80,09% so cùng kỳ. Trong đó dư nợ cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ "Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt hơn 2.500 tỷ đồng, chiếm 33,67% tổng dư nợ, tăng 10% so với cuối năm 2011".

Ban Vận động thành lập quỹ phát triển thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng vừa công bố danh sách các tổ chức, cá nhân là đại diện ngân hàng, các DN chế biến thuỷ sản, sản xuất thức ăn, thuốc thuỷ sản, đã góp 800 triệu đồng và 8 triệu con giống (trị giá 500 triệu đồng) vào quỹ hỗ trợ phát triển [69].

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)