Hỗ trợ cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 54)

2 Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu

2.2.4.7. Hỗ trợ cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra

Do NTTS phụ thuộc vào địa điểm phù hợp với điều kiện nuôi trồng nên khó có thể chủ động trong tổ chức sản xuất hàng hoá chuyên canh với quy mô lớn. Hơn nữa, sự tập trung quá đông các hộ nuôi cùng một loại thuỷ sản trong một vùng sẽ gây sức ép lên môi trường và dễ lây lan dịch bệnh. Chính vì vậy sự phân tán và quy mô nhỏ lẻ trong NTTS sẽ khó được khắc phục. Đặc điểm này đồng nhất với việc Nhà nước cần phải hỗ trợ để người NTTS có thể được cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra trong những điều kiện có lợi cho họ. Thường các hình thức hỗ trợ được khuyến khích là:

Hỗ trợ tổ chức hình thức NTTS. Hiện nay do đã có nhiều sự cố xảy ra cho người nuôi trồng gánh chịu cho việc NTTS riêng lẻ làm ô nhiễm nặng, không có ao lắng, môi trường không thân thiện… Vì vậy cán bộ khuyến nông cần tư vấn và khuyến khích cho người nuôi nên hướng vào nuôi cộng đồng. Ví dụ như NTTS dựa vào cộng đồng ở Ấn Độ được xây dựng trên nguyên tắc của các nhóm lợi ích chung, làm việc cùng nhau bất kể tuổi tác và giới tính. Hình thức NTTS theo mô hình hợp tác đã trở thành công cụ phục vụ cho lợi ích chung, đem đến hiệu quả cho việc thực hiện chương trình NTTS khoa học tại Ấn Độ. Trong mô hình này các cơ quan nhà nước chỉ theo dõi vĩ mô, dân làng tự thực hiện mục

tiêu và đi đúng quy phạm pháp luật nhằm tránh các vấn đề xã hội liên quan. Nông dân cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm. Cán bộ lãnh đạo, tổ chức này được lựa chọn bầu ra theo sự lựa chọn dân chủ và công khai. Kiểm kê tài nguyên bằng cách sử dụng phân tích SWOT được thực hiện một cách tiếp cận, có sự tham gia của chính quyền để xác định những vấn đề lớn, kinh tế xã hội, môi trường, thể chế… được sử dụng các biện pháp can thiệp thích hợp và có kế hoạch, được đánh giá kết quả, đánh giá tác động và được cung cấp cho các nhà hoạch định nghiên cứu, gia hạn, chính sách để thiết lập hướng và ưu tiên cho cải thiện và mở rộng tiềm năng NTTS cộng đồng, tạo ra việc làm, cải thiện an ninh lương thực của người nghèo nông thôn cũng như cải thiện điều kiện môi trường của các làng ở Ấn Độ có thể được khai thác tích cực hơn nữa [135].

Hỗ trợ để người NTTS hợp tác với nhau dưới các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng, nhằm tăng quy mô hàng hoá trao đổi và chủ động hơn, có vị thế thoả thuận tốt hơn với các đối tác, nhờ đó thu lợi nhiều hơn. Tuy nhiên, các hình thức kinh tế hợp tác sẽ rất khó tồn tại trong môi trường cạnh tranh với các DN và hộ tư thương năng động nếu xã viên không coi đó như hình thức tự cứu mình và không có sự hỗ trợ về cán bộ và vật chất từ bên ngoài. Nhà nước, các hiệp hội là chủ thể chính trong hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác trong NTTS.

Doanh nghiệp hỗ trợ người NTTS dưới các hình thức liên kết đa dạng như ký hợp đồng cung cấp vật tư, bao tiêu sản phẩm, liên kết hợp tác sản xuất với người nuôi trồng để chủ động nguồn nguyên liệu cung ứng cho DN, hỗ trợ chuyển giao các quy trình kỹ thuật quản lý chất lượng sản phẩm…

Các cơ quan quản lý thuỷ sản của Nhà nước và các hiệp hội có trách nhiệm cung cấp thông tin thị trường và hỗ trợ người NTTS trong xúc tiến thương mại, thực hiện quyền sở hữu thương nhãn... Thị trường luôn luôn năng động, thông tin rất nhanh chóng, ai nắm thông tin trước, giải mã kịp thời thì người đó sẽ nắm phần thắng lợi. Hiện nay, người NTTS cần nhiều thông tin về thị trường, giá cả,… kể cả giống sạch mua nơi nào, thời tiết, nhiệt độ lúc thả giống, ăn thức ăn gì, hàm lượng protein bao nhiêu…, không dùng kháng sinh gì,… Bản thân

từng hộ NTTS không thể tự mình thu thập và xử lý thông tin nên cần được các nhà khoa học, các cơ quan nhà nước, các hiệp hội hỗ trợ thông tin. Những thông tin bà con nuôi trồng cần phải cung cấp nhanh nhất, giúp họ áp dụng kịp thời các biện pháp thích nghi nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bà con nuôi trồng. Ngược lại người nuôi trồng cũng muốn những thông tin phản ánh nguyện vọng của bà con được các cơ quan hữu quan thu nhận, xử lý nhanh nhất nhằm hỗ trợ xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm cho người nuôi. Ngoài ra cần tổng kết những bài học kinh nghiệm hỗ trợ cho những người nuôi trồng nơi khác nghiên cứu, học hỏi, hỗ trợ xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị sản phẩm cho người nuôi trồng…

Một phần của tài liệu Hỗ trợ nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở khu vực nam trung bộ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)