Tham khảo thêm Phụ lục

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 95)

II. Giải pháp cho các doanh nghiệp VIệt Nam trong việc thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng quốc tế

52 Tham khảo thêm Phụ lục

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế, điển hình là khách hàng tại hai thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản, chúng ta thấy rằng mỗi quốc gia đều có một đặc điểm riêng biệt về kinh tế, chính trị và văn hoá – xã hội nên hành vi tiêu dùng của khách hàng trên từng thị trường cụ thể là hoàn toàn khác nhau. Các doanh nghiệp với những hiểu biết đơn thuần về hành vi tiêu dùng của khách hàng nội địa khi hoạt động kinh doanh ngoài biên giới quốc gia sẽ gặp phải rào cản vô hình của sự khác biệt này. Những nghiên cứu về ảnh hưởng hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế tới hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam cùng những tình huống cụ thể về sự thành công và thất bại của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế đã minh chứng cho điều này.

Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam biết bao cơ hội nhưng cũng đặt ra vô vàn thách thức. Đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng ra thế giới nhờ được hưởng những thành quả của các vòng đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế, tăng cường tiếp cận thị trường của WTO. Tuy nhiên, khi gia nhập WTO thì cạnh tranh cũng sẽ càng gia tăng. Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nếu không giữ vững nguyên tắc “nhập gia tuỳ tục”, nắm bắt những đặc điểm hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ứng dụng nó vào việc hoạch định và thực thi các chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế thì thất bại sẽ là điều tất yếu xảy ra. Các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn nhớ rằng khách hàng chính là chìa khoá của thành công.

PHỤ LỤC 1

Mức độ ảnh hưởng của nhóm tham khảo tới sự lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu

Công cộng

Sản phẩm

Nhãn hiệu Ảnh hưỏng yếu (-) Ảnh hưởng mạnh (+)

Hàng thiết yếu

Ảnh hưởng mạnh (+)

Hàng thiết yếu tiêu dùng nơi công cộng

* Ảnh hưởng: sản phẩm yếu, nhãn hiệu mạnh

* Ví dụ: đồng hồ đeo tay, xe máy, trang phục,… Hàng xa xỉ tiêu dùng nơi công cộng * Ảnh hưởng: sản phẩm mạnh, nhãn hiệu mạnh * Ví dụ: câu lạc bộ gôn, ván trượt tuyết, thuyền buồm,…

Hàng xa xỉ

Ảnh hưởng yếu (-)

Hàng thiết yếu tiêu dùng cá nhân * Ảnh hưởng: sản phẩm yếu, nhãn hiệu yếu * Ví dụ: đồ trang bị nội thất (giường, tủ, bàn, ghế, đèn trần,...) Hàng xa xỉ tiêu dùng cá nhân * Ảnh hưởng: sản phẩm mạnh, nhãn hiệu yếu * Ví dụ: đầu máy video, máy giặt, máy rửa bát, máy hút bụi,…

Cá nhân

Nguồn: Jagdish N. Sheth – Emory University, Banwari Mittal – Northern Kentucky University, Bruce I. Newman – DePaul University, Customer Behavior: Customer Behavior and Beyond, Thomson South-Western, trang 164

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 95)