Tôn vinh vai trò và khuyến khích sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành nghề.

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 92)

II. Giải pháp cho các doanh nghiệp VIệt Nam trong việc thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng quốc tế

2. TS Từ Thanh Thuỷ Bộ Thương Mại, Một số giải pháp phát triển thương mại quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Thương mại Việt Nam trong tiến

2.3. Tôn vinh vai trò và khuyến khích sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành nghề.

các Hiệp hội ngành nghề.

Đây là yếu tố chính của sự thành công. Các doanh nghiệp và Hội ngành nghề lựa chọn phương thức phù hợp theo ngành sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu: Những mặt hàng Việt Nam đã có thị phần và lượng cung ứng lớn như: gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, … thì cốt lõi là nâng cao chất lượng để đạt được mức giá cao hơn. Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm và tăng cường chế biến, đó là cao su. Chuyển từ “nhà thầu con” với mức lương nhân công thấp sang chủ động về nguyên liệu đầu vào, mẫu mã và thị trường là sản phẩm dệt may và giầy dép. Thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường chuyển giao công nghệ quốc tế, đó là điện tử, cơ khí, máy móc,…

Những sản phẩm mới nổi trong xuất khẩu như: Nhóm thực phẩm chế biến (sữa, dầu lạc,…), hoá chất (bột giặt, mỹ phẩm,…), thiết bị điện (quạt điện, cáp điện, điện tử, …), máy móc kỹ thuật (xe đạp, xe máy, may nổ, máy nông nghiệp, …), đồ nhựa (đồ chơi, đồ gia dụng,…), và vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, gốm, kính, sắt thép, …) và các dịch vụ, đó là vận tải biển, hàng không, dịch vụ cảng biển, ngân hàng, viễn thông, …, nhóm sản phẩm dịch vụ mới nổi này dự báo sẽ đạt kim ngạch 6 tỷ USD vào năm 2010, nghĩa là nhiều hơn giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt hiện tại có thể tạo ra. Do đó, cần cấp thiết phân tích sâu về khả năng cung cấp và tình hình cạnh tranh của nhóm này để có được sự hỗ trợ thích đáng của Chính phủ.

Những sản phẩm và dịch vụ có tiềm năng xuất khẩu chưa được khai thác nhưng chúng lại có nhu cầu ngày càng tăng trên thế giới và Việt Nam có lợi thế cạnh tranh sản xuất các mặt hàng này do được ưu đãi của tự nhiên, có trình độ của người lao động và có sự gần gũi với các thị trường chủ yếu về mặt địa lý, đó là: Hoa và lá; Cây cỏ làm thuốc; Nữ trang; Chế tác đá quý hiếm; Đồ chơi; Dịch vụ y tế.

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)