Phát huy vai trò hỗ trợ của Nhà nước về chính sách tín dụng trong hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 92 - 94)

II. Giải pháp cho các doanh nghiệp VIệt Nam trong việc thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng quốc tế

2. TS Từ Thanh Thuỷ Bộ Thương Mại, Một số giải pháp phát triển thương mại quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Thương mại Việt Nam trong tiến

2.4. Phát huy vai trò hỗ trợ của Nhà nước về chính sách tín dụng trong hoạt động xuất khẩu

động xuất khẩu

Từ nay đến năm 2010, cần thiết lập chính sách và cơ chế tín dụng và ưu đãi tín dụng thúc đẩy xuất khẩu có tính chất hệ thống cho toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu. Kiên quyết xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong tín dụng

và ưu đãi tín dụng cho hoạt động ngoại thương. Nhanh chóng triển khai thành lập

ngân hàng Phát triển và hỗ trợ xuất xuất khẩu. Ngân hàng có thể thực hiện thêm các hình thức hỗ trợ thông dụng khác trên thế giới như tín dụng người mua, bảo hiểm rủi ro thanh toán, chiết khấu chứng từ... Thông qua ngân hàng Phát triển và hỗ trợ xuất xuất khẩu tập trung tín dụng trung và dài hạn cho đầu tư phát triển công nghệ, nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu, Nhà nước dành nguồn vốn thích đáng đầu tư vào những ngành sản xuất mũi nhọn (qua kênh cấp vốn đầu tư và tín dụng đầu tư) theo định hướng phát triển kinh tế cả nước. Trước mắt ưu tiên đầu tư vào các ngành hàng là rau quả hộp, rau tươi, khô, sơ chế; lợn sữa, lợn thịt xuất khẩu; sản phẩm thủ công mỹ nghệ; sản phẩm cơ khí, điện tử.

Nhà nước cần mở rộng việc bảo lãnh của Quỹ hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp, các tổ chức và hộ gia đình có sản xuất chế biến thu mua hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn được vay vốn tại quỹ này.

Sớm thành lập Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho loại hình doanh nghiệp có số đông này được vay vốn tại các tổ chức tín dụng, khắc phục tình trạng khó tiếp cận với các nguồn vốn của ngân hàng.

Như vậy bên cạnh việc thành lập các quỹ trên, trước mắt chúng ta cần thực hiện các chính sách tín trợ xuất khẩu hoặc bảo hiểm xuất khẩucó thể thực hiện theo hướng và các hình thức cơ bản sau:

Thứ nhất là, thành lập tín dụng xuất khẩu, đảm bảo tín dụng và các điều khoản bảo hiểm cùng với các phương tiện tài trợ trước và sau giao hàng, đặc biệt tập trung cho những hàng hoá xuất khẩu có tính chất chiến lược phát triển kinh tế đất nước, tăng trưởng nhanh. Theo đó, xét theo ngành, Chính phủ cần ưu tiên phát triển xuất khẩu các ngành rau quả, hải sản, thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, điện tử và đồ gỗ, cơ khí chính xác.

Hai là, tài trợ trực tiếp của nhà nước về vốn dành cho một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu một số nông sản hàng hoá ứ đọng lớn trong nông dân mà thị trường tiêu thụ ở nước ngoài gặp khó khăn.

Ba là, hỗ trợ tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi hoặc miễn thuế xuất khẩu cho một số nông sản hàng hoá hoặc sản phẩm chế biến ở những thời điểm cần thiết, những sản phẩm tạo nhiều công ăn việc làm.

Bốn là, tăng cường chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và phát triển khả năng tiếp thị mới bằng cách đẩy mạnh đầu tư nước ngoài.

Năm là, trợ cấp cho một số doanh nghiệp xuất khẩu những loại hàng hoá vào thị trường mới, bởi khi xâm nhập vào thị trường mới có nhiều rủi ro hơn xuất khẩu sang các thị trường truyền thống (thị trường mới có thể là mới về sản phẩm hoặc mới về không gian địa lý kinh tế). Trợ cấp bằng một trong những hình thức như miễn thuế, lãi suất tín dụng ưu đãi, các biện pháp hỗ trợ về mặt Nhà nước... để khuyến khích các doanh nghiệp đi vào thị trường mới nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Mục tiêu của việc trợ cấp xuất khẩu là nhằm khuyến khích các ngành công nghiệp, nông nghiệp đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu và hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tìm kiếm thị trường mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Sự trợ cấp của Chính phủ cho các trường hợp vì mục tiêu nêu trên được coi là khoản bù đắp cho những rủi ro ở mức cao hơn bình thường. Khoản bù đắp này có thể dưới hình thức khác nhau như giảm thuế nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu, hạ lãi suất,... để có thể hấp dẫn những nhà xuất khẩu có tiềm năng cũng như góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục những trở ngại khi thâm nhập thị trường mới, hoặc xuất khẩu mặt hàng mới.

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 92 - 94)