I. Hành vi tiêu dùng của khách hàng tại các thị trƣờng lớn
4. Nguyễn Khắc Khoái (biên dịch), Kinhdoanh với người Nhậ t Những điều cần biết, NXB ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2002.
2.3. Hành vi mua của các các tổ chức trên thị trường Nhật Bản
Giữ chữ tín
Đặc điểm nổi bật khi làm việc với các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ tín, giữ lời hứa dù là những việc nhỏ nhất. Đặc biệt, họ coi trọng ấn tượng trong buổi gặp mặt đầu tiên hay trong đợt giao dịch đầu tiên. Nếu không thực hiện được lời hứa thì việc đầu tiên là phải xin lỗi. Việc giải thích lý do phải hết sức khéo léo.
Làm việc cẩn trọng và chắc chắn
Việc trao đổi thông tin, đàm phán đặt hàng thử rất lâu và kỹ lưỡng, làm việc một cách máy móc và thường yêu cầu đối tác đưa đến tận nơi sản xuất để tận mắt
21
Tổng hợp từ http://www.ncnb.org.vn/SubNewDM.aspx?Menu=MenuCu&Content=ChiTietTinTuc&MaTin=51,
http://www.austrade.gov.au/australia/layout/0,,0_S2-1_CLNTXID0019-2_-3_PWB162870-4_doingbusiness-5_-6_- 7_,00.html#top và http://www.vietnam-ustrade.org/nhaptin/anmviewer.asp?a=109&z=3, truy cập ngày 14/10/2006
chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của đối tác sản xuất hàng là cách thức làm việc của người Nhật. Tuy nhiên, khi bắt đầu vào giao dịch chính thức thì các công ty Nhật Bản lại nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng.
Coi trọng việc chăm sóc khách hàng và quan hệ cá nhân
Người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng. Và đối với người Nhật, cách nói gián tiếp khi đàm phán là thể hiện sự lịch thiệp. Trong giao dịch thương mại, vấn đề quan hệ cá nhân là vô cùng quan trọng vì đối với người Nhật các thương vụ được hình thành trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau.
Quan tâm tới cách làm việc
Người Nhật rất quan tâm tới thời gian và cách làm việc. Đúng giờ được coi là bắt buộc ở Nhật. Họ cũng rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm thấy gần gũi hơn. Trong mọi trường hợp sau khi đàm phán về công việc nên có bản báo cáo tóm tắt về các nội dung đã làm. Để tạo những ấn tượng tốt thì việc sử dụng danh thiếp và gửi quà vào các dịp lễ là công việc cần làm.
Coi trọng chất lượng hàng hoá và dịch vụ
Những người mua Nhật Bản, cho dù là cá nhân hay tổ chức thường đòi hởi cao về chất lượng và tiêu chuẩn. Những nhà sản xuất nước ngoài thường phàn nàn là người Nhật thường đòi hỏi quá cao về tiêu chuẩn và yêu cầu đó là không thể đáp ứng được vì quá tốn kém. Đặc biệt là người Nhật không bao giờ bỏ qua về mặt chất lượng và độ an toàn của sản phẩm đối với con người
Quan tâm tới hình thức và bao gói
Người Nhật luôn quan tâm hàng hoá, bất kỳ là loại nào, có hình thức đẹp, sạch sẽ, bao bì sản phẩm cẩn thận, đúng tiêu chuẩn hay không. So với các thị trường khác, tại Nhật Bản đối với một số mặt hàng như hàng quà tặng, chi phí cho bao bì chiếm tỷ trọng cao hơn trong giá thành sản phẩm. Hàng hoá chất lượng tốt, ổn định là điều người Nhật luôn mong đợi.
Như vậy, đối với các cá nhân và tổ chức ở Nhật Bản, các mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau và sự trung thành trong kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bên cạnh đó họ cũng được mệnh danh là những khách hàng khó tính bởi những đòi
hỏi cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ được cung ứng. Những đặc trưng này chi phối hành vi của các cá nhân và tổ chức khhi họ lựa chọn nhà cung ứng, lựa chọn hàng hoá và dịch vụ cần thiết và thực hiện các giao dịch thương mại. Bởi vậy khi cung ứng hàng hoá và dịch vụ cho thị trường các tổ chức ở Nhật Bản cần nắm vững những đặc điểm hành vi của họ, như vậy mới có thể gây dựng được mối quan hệ tín nhiệm và đạt được thành công trên thị trường khó tính này.