Những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 70)

trình hội nhập kinh tế quốc tế 47

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại. Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam vừa mới trở hành thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO (ngày 7/11/2006), tạo cho Việt Nam những cơ hội và thách thức mới. Việt Nam đang tích cực chuẩn bị tốt để đón nhận cơ hội mới và vượt qua những thách thức to lớn được đặt ra từ việc gia nhập WTO.

1. Cơ hội dành cho các doanh nghiệp Việt Nam

Trước tiên, hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam tạo ra được thế đứng mới trên thương trường quốc tế, hạn chế được những đối xử không công bằng. Ví dụ như sự đối xử tối huệ quốc (MFN) không điều kiện, thuế quan thấp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, thúc đẩy việc thâm nhập thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại với các nước, sự đối xử theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập và củng cố cải cách kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, các Hiệp định của Vòng đàm phán Uruguay đã đem lại cho Việt Nam các

47

Tham khảo http://vndgforcus.vietnamgateway.org/show.php?id=24&lang=viet&act=event,

http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=32906, và

lợi ích như đẩy mạnh thương mại và quan hệ của Việt Nam với các thành viên khác trong WTO và đảm bảo nâng cao vai trò quan trọng của Việt Nam trong các hoạt động kinh tế và chính trị toàn cầu như là một thành viên của WTO.

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng ra thế giới nhờ được hưởng những thành quả của các vòng đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế, tăng cường tiếp cận thị trường của WTO, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng dệt may và nông sản. Cơ hội xuất khẩu bình đẳng sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, sản xuất sẽ được mở rộng và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Việc bãi bỏ Hiệp định đa biên (MFA) về hàng dệt sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Các nhà xuất khẩu Dệt May Việt Nam sẽ được đảm bảo trong vòng 10 năm sau khi trở thành thành viên của WTO; đồng thời, các nước nhập khẩu sẽ không có các hạn chế MFA đối với hàng dệt may của Việt Nam. Đối với các mặt hàng nông sản, là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều thị trường xuất khẩu mặt hàng này hơn vì hạn ngạch nhập khẩu gạo và các nông sản khác sẽ được thay thế bằng thuế và thuế sẽ phải được cắt giảm theo Lộ trình quy định của WTO. Việt Nam có lợi nhiều khi các thị trường gạo mở cửa, đặc biệt là các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. So với các nước đang phát triển khác, Việt Nam sẽ có lợi hơn từ các Hiệp định của Vòng đàm phán Uruguay vì theo quy định của WTO, hàng xuất khẩu dưới dạng sơ chế của các nước đang phát triển sang các nước phát triển thường không phải chịu thuế hoặc thuế thấp. Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều hàng sơ chế, sẽ rất có lợi từ quy định này.

Thứ ba, Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Việc tham gia WTO sẽ cho phép Việt Nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận các quy tắc công bằng và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thương mại. Những nguyên tắc của WTO đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng sẽ có lợi vì sẽ nhận được một số ưu đãi đặc biệt như được miễn

trừ sự ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu hàng hóa thuộc loại cạnh tranh, sự miễn trừ này sẽ bị loại bỏ trong thời gian 8 năm.

Bốn là, nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tự do hóa thương mại của WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước thành viên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này gây sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo sản phẩm mới, cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm…

Cuối cùng, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam còn tận dụng được cơ hội từ nhập khẩu như lựa chọn nhập các loại hàng hóa có kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến, thu hút được vốn, tiếp thu kinh nghiệm quản lý,... nhằm nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại mặt hàng, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín và tên tuổi của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

2. Những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt

Thách thức lớn nhất là “không nhận rõ được những thách thức cụ thể mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại” như GS. Cốc Nguyên Dương, Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Á – Phi (Trung Quốc) nhận định tại hội thảo quốc gia “Việt Nam gia nhập WTO: Cơ hội và thách thức” do Bộ Ngoại giao và Quỹ Hanns Seidel (Đức) tổ chức tại Hà Nội ngày 6/10/2005. “Ví dụ như họ không hiểu sự cạnh tranh giá cả khốc liệt sẽ nảy sinh sau khi gia nhập WTO, không biết đối thủ là ai, không biết đối thủ sẽ làm những gì, không biết mình nên làm gì... Tình trạng “không biết làm thế nào” chính là nguy cơ và thách thức lớn nhất sau khi gia nhập WTO”.

Muốn có thị trường toàn cầu thì Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường nội địa cho các nước. Đây là thách thức trước tiên, bởi cả nước đang có hơn 230.000 doanh nghiệp, nhưng phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh kém. Khi mở cửa hội nhập, vấn đề cạnh tranh sẽ càng diễn ra khốc liệt hơn, không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà cả với các doanh nghiệp nước ngoài.

Hàng hoá của các nước sẽ tràn vào cạnh tranh với hàng hoá nội địa. Trong khi đó, hàng xuất khẩu của nước ta cũng phải đương đầu với sự cạnh tranh vô cùng mãnh liệt trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam khá năng động và chuyển động rất nhanh khi môi trường kinh doanh thay đổi. Vượt qua được thách thức của sự cạnh tranh, Việt Nam sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Những doanh nghiệp nào trước đây dựa dẫm vào sự hỗ trợ, ưu đãi của chính sách thì nay buộc phải vươn lên, tự đứng bằng hai chân của mình.

Các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam sẽ dùng lương, dùng các chính sách ưu đãi để thu hút lao động, nhất là lao động có năng lực về làm việc cho mình. Thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có chiến lược đào tạo, có cơ chế phù hợp nhằm “chiêu hiền đãi sĩ”, để giữ lao động. Đồng thời, phải có những đổi mới trong cách quản lý. Xu thế hiện nay là Nhà nước tập trung quản lý ở tầm vĩ mô, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách và kiểm tra việc thực hiện luật, chính sách đó; chuyển quyền quản lý trực tiếp cho các hiệp hội ngành hàng, tạo điều kiện bảo vệ được ngành hàng và hợp tác liên kết cùng phát triển. Thực tế đã cho thấy, khi chúng ta chuyển quản lý trực tiếp việc xuất khẩu gạo cho hiệp hội thực hiện đã tạo điều kiện để mọi thành phần đều có thể xuất khẩu gạo, thông qua sự quản lý của hiệp hội. Xu thế này tạo nên sự hợp tác, liên kết rất quan trọng - liên kết với nhau để tạo sức mạnh cho nhau và cùng phát triển.

Nếu biết và quyết tâm vượt qua tất cả những thách thức thì chúng ta sẽ phát triển. Nhiều người cho rằng, thách thức cũng là cơ hội mới, cuộc sống không có thử thách thì không còn là cuộc sống. Hội nhập kinh tế quốc tế, với bước ngoặt quan trọng là gia nhập WTO, đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội và nhiều thách thức. Có tận dụng được cơ hội, có vượt qua đựơc thách thức, biến thách thức thành cơ hội hay không hoàn toàn do sự đổi mới trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành, do sự năng động của từng doanh nghiệp. Bởi vậy, đòi hỏi sự cố gắng của tất cả các bộ, ngành, các địa phương, nhất là sự lao động sáng tạo, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam, tạo sức mạnh nội lực lớn hơn để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)