Chất lượng hàng hoá

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 55 - 58)

II. Phân tích những ảnh hƣởng từ hành vi tiêu dùng của khách hàng tại các thị trƣờng lớn tới doanh nghiệp Việt Nam

1. Ảnh hƣởng tới chiến lƣợc sản phẩm quốc tế của doanh nghiệp

1.2. Chất lượng hàng hoá

Như đã chỉ ra trong phần trước, người tiêu dùng Mỹ và Nhật Bản luôn đòi hỏi những sản phẩm được bán ở đây phải là những sản phẩm có chất lượng cao, được sản xuất từ những công nghệ tiên tiến và phải đáp ứng cả những yêu cầu phát sinh từ vấn đề toàn cầu hoá như vấn đề môi trường, nhân đạo trong sản xuất... Bởi vậy, để có thể chen chân vào cũng như duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh trên hai thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng cải tiến công nghệ và các phương thức sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu. Bởi vậy trong thời gian qua, chất lượng nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có dấu hiệu tăng lên rõ rệt. Hàng nông sản là một ví dụ điển hình. Xuất khẩu nông sản

23 http://www.vietrade.gov.vn/market.asp?lang=vn 24 http://www.vinanet.com.vn/ 25http://www.vietnamtextile.org.vn/vPortalHHDM/

thời gian qua tăng đột biến là do các nhà xuất khẩu đã chú ý đến chất lượng và mở ra thị trường mới. Cụ thể như mặt hàng hạt điều, giá bán của Việt Nam cao hơn các đối thủ khác và tăng trung bình 600-800 USD/tấn là nhờ sự chuyển đổi nhanh về chất lượng. Nhiều nhà máy chế biến đã chú trọng đầu tư công nghệ để chế biến nhiều mặt hàng, làm tăng giá trị của hạt điều. Cụ thể như Công ty Donafood (Đồng Nai), một trong những doanh nghiệp xuất khẩu điều lớn của Việt Nam, trong năm 2005 đã đầu tư 20 tỉ đồng để trang bị dây chuyền chế biến theo công nghệ tiên tiến. Hiệp hội Hồ tiêu cũng đưa ra chủ trương “kìm” tốc độ gia tăng diện tích trồng tiêu để tập trung vào việc nâng cao chất lượng. Hiện nay, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm tới 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu của cả thế giới. Tỷ lệ này có khả năng sẽ còn tăng trong những năm tới.26

Bên cạnh mặt hàng nông sản, mặt hàng dệt may cũng được người tiêu dùng tại các nước đánh giá cao về chất lượng. Một ví dụ điển hình là sự thành công của Công ty Dệt may Hòa Thọ (HOTEXCO) – thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) – với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 35%/năm, doanh thu năm 2005 đạt 437 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 43 triệu USD. HOTEXCO áp dụng công tác quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 đối với ngành sợi và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA và WAP đối với ngành may, được khách hàng tin tưởng, đánh giá cao. Nhờ vậy HOTEXCO đã được các hãng lớn của nước ngoài ký hợp đồng thuê sản xuất hàng loạt lớn sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như NIKE, PUMA, SNICKER, PERRY, EUS, HAGGAR,... Sản phẩm của Công ty xuất thẳng sang thị trường Mỹ, các nước thuộc EU và Nhật Bản chiếm trên 90%. Giữa tháng 5 vừa qua, HOTEXCO đã đưa dây chuyền kéo sợi công suất 4.000 tấn/năm có vốn đầu tư 256,6 tỷ đồng vào hoạt động. Ngoài HOTEXCO, Công ty dệt Phong Phú vừa ký hợp đồng liên doanh với tập đoàn ITG của Mỹ để xây dựng cụm dệt may hiện đại tại khu công nghiệp Hoà Khánh, thành phố Đà Nẵng với tổng số vốn đầu tư 80 triệu USD. Tập đoàn Dệt – May Việt Nam (Vinatex) cũng đang khẩn trương thực hiện hàng chục dự án đầu tư phát triển mới, đồng thời kết hợp di dời

các doanh nghiệp dệt nhuộm trong các thành phố ra khu công nghiệp đã quy hoạch đi liền với hiện đại hóa sản xuất để phát triển bền vững.27

Riêng đối với thị trường Nhật Bản, chất lượng hàng hoá và dịch vụ càng được coi trọng và là nhân tố hàng đầu trong các quyết định mua sắm. Có thể thấy ngay vai trò của chất lượng đối với người Nhật khi Nhật áp dụng bộ tiêu chuẩn mới từ tháng 5/2006 đối với sản phẩm gạo nhập khẩu vào nước này với 579 tiêu chuẩn thay vì chỉ có 250 tiêu chuẩn như trước đây. Đại diện Bộ Nông nghiệp Nhật thông báo kết quả kiểm tra cho thấy các mẫu gạo Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn mới của Nhật. Do đó, Việt Nam chính thức được đưa vào danh sách các nước cung cấp gạo cho thị trường Nhật. Và chỉ tính trong 8 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nhật Bản đã đạt gần 26,6 triệu USD.28

Nhật Bản và Mỹ đều là các quốc gia rất khắt khe trong các tiêu chuẩn chất lượng, nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trong nước. Bởi vậy những vi phạm về chất lượng của các loại hàng hoá xuất khẩu sang thị trường các nước này sẽ gây thiệt hại cả về vật chất lẫn uy tín của doanh nghiệp và mặt hàng đó trên thị trường quốc tế. Đầu tiên là trường hợp xảy ra với mặt hàng mực xuất khẩu của Việt Nam. Trong vòng 4 tháng qua, Nhật đã liên tục phát hiện mặt hàng cá mực của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật có dư lượng chất chloramphenicol, là chất không được phép có trong thực phẩm theo Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản. Với vi phạm trên, các lô hàng đang bị phía Nhật yêu cầu trả lại cho người xuất khẩu hoặc tiêu hủy tại chỗ hoặc sử dụng vào mục đích khác, không được dùng làm thực phẩm cho người. Như vậy, kể từ khi Nhật áp dụng lệnh kiểm tra 100% đối với mặt hàng cá mực của ta từ cuối tháng 7/2006 đến nay, chỉ trong vòng 1 tháng đã có gần 10 trường hợp vi phạm với tổng số xấp xỉ 20.000kg. Với tốc độ này, uy tín mặt hàng các mực của nước ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vừa qua cơ quan chức năng Nhật Bản đã bắt đầu xem xét áp dụng lệnh cấm nhập khẩu mực Việt Nam. 29

Còn tại Mỹ, tập đoàn bán lẻ Wal-Mart của Mỹ tuyên bố trong vòng 3-5 năm tới sẽ chỉ thu mua thủy sản tươi và đông lạnh khai thác tại các ngư trường đã được cấp chứng nhận sinh thái

27 http://www.vietnamtextile.org.vn/vPortalHHDM/ 28 http://vndgforcus.vietnamgateway.org/shownews.php?id=50610082179&lang=viet 29http://www.trade.hochiminhcity.gov.vn/data/ttth/2006/20060920-tt-in-nhatbantieptuc.htm

của Hội đồng quản trị biển (MSC) để cung cấp cho thị trường Bắc Mỹ. Trước đó, từ 1/1/2006, FDA (Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ) yêu cầu các nhà chế biến thực phẩm phải liệt kê ghi nhãn các thành phần có chứa Protein xuất xứ từ thủy sản, sữa, trứng… nếu không thực hiện sẽ bị thu giữ. Dự kiến năm nay, Mỹ sẽ tiếp tục triển khai chặt chẽ đối với dư lượng kháng sinh trong thủy sản, với 950 mẫu dự kiến, tăng khoảng 40% so với năm 2005…

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 55 - 58)