II. Phân tích những ảnh hƣởng từ hành vi tiêu dùng của khách hàng tại các thị trƣờng lớn tới doanh nghiệp Việt Nam
2. Ảnh hƣởng tới chiến lƣợc giá quốc tế của doanh nghiệp
Như đã phân tích, xu hướng tiêu dùng chung của cả hai thị trường Mỹ và Nhật Bản là có thể chấp nhận mua với giá cao một chút để có được hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt, độ bền cao và khai thác được nhiều lợi ích. Thị trường Nhật Bản vẫn mang nặng tư tưởng “tiền nào của nấy”. Bởi vậy nhờ có giá cả, mẫu mã phù hợp, chất liệu độc đáo, người tiêu dùng Nhật Bản đã rất ưa chuộng các sản phẩm đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, nhất là các loại sản phẩm dùng làm nội thất gia đình.33
Đánh giá chung về giá cả sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ, Theo chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Lê Quốc Ân, Việt Nam hiện vẫn là một trong số ít các nước có đơn hàng thực hiện ở đẳng cấp cao. Ông Ân phân tích, bình quân giá xuất khẩu (tính trên m2) mỗi sản phẩm dệt may xuất sang thị trường Mỹ của Việt Nam hiện khoảng 3 USD/m2, cao gấp đôi so với Trung Quốc. Tuy nhiên, giá cao không có nghĩa là chúng ta kém lợi thế cạnh tranh. Mà trong một số chủng loại mã hàng, đẳng cấp của Việt Nam được khách hàng Mỹ đánh giá cao hơn Trung Quốc nên được giá cao hơn.34
Tuy nhiên, đối với thị trường Mỹ - thị trường đa dạng về chủng tộc, văn hoá, tín ngưỡng... và là nơi mà sự phân hoá giàu nghèo rất rõ rệt - cần phải chú ý rằng đối với giai tầng xã hội thấp với mức thu nhập bình quân đầu người thấp hoặc đối với những nhóm người có thói quen tiêu dùng
32
Nguồn: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/trade_catfish311201.html, Xem thêm: TS Trần Văn Nam – ĐH Kinh tế Quốc dân, Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam, website http://www.vdf.org.vn/pdf01/tvnam4v.pdf
33
http://www.vnn.vn/kinhte/2005/04/412085/
34
tiết kiệm thì giá cả là yếu tố quyết định. Bởi vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải có chính sách giá hợp lý đối với từng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất thì đòi hỏi giá cả hàng hoá và dịch vụ được cung cấp phải là giá cạnh tranh, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng. Điển hình như mặt hàng hạt tiêu Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Mỹ đến 33% tổng nhu cầu tiêu thụ. 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 101.000 tấn hạt tiêu, đạt kim ngạch 148 triệu USD, gần bằng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2005. Hiện tại, giá xuất khẩu hạt tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt từ mức 1.959USD/tấn - 2.000USD/tấn, tăng hơn 500USD/tấn so với thời điểm tháng 7/2006. Dự kiến, mức giá cao hiện nay, không những sẽ duy trì đến hết năm mà còn kéo dài sang những năm tới và có thể còn tăng lên nữa. Việt Nam đang được đánh giá là nhà cung ứng hạt tiêu lý tưởng nhất thế giới với giá cả và chất lượng hết sức cạnh tranh. 35