Hàng hóa có chủng loại phong phú, liên tục được đổi mớ

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 80 - 81)

II. Giải pháp cho các doanh nghiệp VIệt Nam trong việc thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng quốc tế

48 Đây chỉ là những gợi ý mà cá nhân người viết tổng kết được trong quá trình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách hàng tại hai thị trường Mỹ và Nhật Bản.

1.2.3. Hàng hóa có chủng loại phong phú, liên tục được đổi mớ

Như đã phân tích ở Chương I và Chương II, hành vi tiêu dùng ở các nền văn hoá, các giai tầng cac hội, các lứa tuổi, các trình độ giáo dục... trong một thị trường có sự khác biệt rất lớn. Do đó, đa dạng mặt hàng về chủng loại, chất lượng, giá cả và hình thức là điều mà các doanh nghiệp Việt nam cũng như doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trên thị trường quốc tế nên làm để tăng doanh số, nâng cao thị phần và thâm nhập mọi ngách của thị trường. Mặt khác, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới sản phẩm để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu cũng như để giữ vững thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp có nhiều hướng khác nhau để đổi mới sản phẩm đó là hoàn thiện các sản phẩm hiện có, phát triển các sản phẩm mới tương đối hoặc phát triển sản phẩm mới tuyệt đối. Tuy nhiên, trong ngắn hạn với tiềm lực tài chính còn hạn chế, cách đơn giản nhất là doanh nghiệp lựa chọn hướng hoàn thiện sản phẩm hiện có. Doanh nghiệp có thể thực hiện hoàn thiện sản phẩm hiện có với mức độ khác nhau nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của người tiêu dùng.

Hoàn thiện sản phẩm hiện có về hình thức: Giá trị sử dụng của sản phẩm không có gì thay đổi nhưng hình dáng bên ngoài của sản phẩm thay đổi như thay đổi nhãn mác, tên gọi sản phẩm để tạo nên sự hấp dẫn hơn với khách hàng, nhờ đó tăng và duy trì lượng bán. Cách thức này có thể sử dụng cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gỗ và các sản phẩm gỗ, dệt may, giầy dép, đồ điện tử,...

Hoàn thiện sản phẩm về nội dung: Có sự thay đổi về nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc hạ giá thành sản phẩm mà

chất lượng sản phẩm không đổi. Ví dụ như thay đổi công nghệ sản phẩm. Cách thức này phù hợp với các mặt hàng nông sản chế biến như chè, cà phê, hạt điều,...

Hoàn thiện sản phẩm cả về hình thức lẫn nội dung: Có cả sự thay đổi về hình dáng bên ngoài, bao bì và nhãn hiệu sản phẩm lẫn sự thay đổi về cấu trúc, vật liệu chế tạo sản phẩm. Có thể sử dụng cách thức này cho các loại sản phẩm khác nhau.

Những ý tưởng hoàn thiện sản phẩm có thể bắt đầu từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng trước hết doanh nghiệp nên bắt đầu tìm kiếm ý tưởng từ người tiêu dùng. Có thể theo dõi những nhu cầu và mong muốn của họ bằng cách thăm dò ý kiến của khách hàng bằng cách trao đổi trực tiếp (chỉ đối với khách hàng là các tôt chức), qua các bản thăm dò ý kiến khách hàng trực tuyến hoặc thông qua hệ thống kênh phân phối, qua các thư từ và đơn khiếu nại gửi đến. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh để phát hiện những thứ hấp dẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp còn có thể tìm kiếm ý tưởng từ các nhân viên bán hàng, những người thường xuyên tiếp xúc với người mua hoặc từ các công ty quảng cáo, các công ty nghiên cứu thị trường, các hiệp hội ngành nghề và những ấn phẩm chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 80 - 81)