II. Giải pháp cho các doanh nghiệp VIệt Nam trong việc thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng quốc tế
2. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc Việt Nam
Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, tạo ra những rào cản vô hình mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá của mình ra khỏi biên giới quốc gia. Đối với khó khăn này của doanh nghiệp, Nhà nước chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ. Vì vậy các kiến nghị đối với Nhà nước cũng nhằm mục đích tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nắm bắt hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và thực hiện các chiến lược kinh doanh hiệu quả, nhằm thoả mãn những đòi hỏi của đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
2.1. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu
Hiện nhu cầu về thông tin cho các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Các thông tin này không chỉ dừng ở thông tin đơn thuần mà cần có cả kết quả phân tích thông tin. Doanh nghiệp rất ít khi hỏi thuế nhập khẩu dứa vào Mỹ là bao nhiêu, giá cả như thế nào. Mà doanh nghiệp cần trả lời là doanh nghiệp nên trồng dứa hay sắn, nên đầu tư vào nước quả, hay mỳ ăn liền. Muốn tiêu thụ bưởi, măng cụt, chôm chôm thì khách hàng là ai; xu hướng của những mặt hàng này năm tới sẽ ra sao... Trong khi việc phân tích thị trường, tư vấn kinh doanh còn chưa phát triển, Nhà nước có thể cố gắng “làm thay” để đáp ứng nhu cầu bức xúc của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc “làm thay” không thể kéo dài bởi sẽ gây tâm lý ỷ lại cho các doanh nghiệp, tư duy kinh doanh bị thụ động, chờ đợi thị trường, chờ đợi khách hàng. Biện pháp tốt nhất là có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Nhà nước cần thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ các doanh nghiệp xuất khẩu, khuyến khích hợp tác chặt chẽ giữa doanh
51
Tham khảo các tài liệu sau: