Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng xuất khẩu và văn hoá xuất khẩu, thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 89 - 92)

II. Giải pháp cho các doanh nghiệp VIệt Nam trong việc thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng quốc tế

2. TS Từ Thanh Thuỷ Bộ Thương Mại, Một số giải pháp phát triển thương mại quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Thương mại Việt Nam trong tiến

2.2. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng xuất khẩu và văn hoá xuất khẩu, thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp

khẩu, thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp

Nhà nước cần tập trung vào hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ, đào tạo quản lý doanh nghiệp, kỹ năng kinh doanh quốc tế và đào tạo nghề cho các ngành đòi hỏi lượng lớn công nhân và ngành đòi hỏi tự động hoá. Phát triển giáo dục, đầu tư vào con người, tạo nguồn nhân lực được đào tạo tốt, có kỹ thuật là một tài sản quan trọng nhất của quốc gia. Tạo điều kiện phát huy sức mạnh trí tuệ để tiến vào nền kinh tế tri thức với tự do hoá thương mại thế giới.

Xuất khẩu sẽ không thể tăng trưởng bền vững nếu không lưu ý trau dồi kỹ năng xuất khẩu và văn hoá xuất khẩu. Hai mảng này đều là những điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú ý, vậy cần nhanh chóng khắc phục trong quá trình các doanh nghiệp chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Kỹ năng xuất khẩu tiên tiến bao gồm những vấn đề như sàn giao dịch, thương mại điện tử... Sàn giao dịch hàng hoá giao dịch hàng hoá là phương thức buôn bán đã được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển, nhất là đối với hàng nông sản và nguyên liệu thô. Thông qua các Sở giao dịch, giao dịch kỳ hạn đã phát huy tác dụng tích cực đối với sản xuất và thương mại nông sản thế giới, góp phần giảm bớt rủi ro về biến động giá đối với các nhà sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và những người sử dụng nguyên liệu nông sản. Đây là một vấn đề khó và phức tạp, cần phải có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, có lộ trình hợp lý trong quá trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng phương thức này. Về thương mại điện tử, giống như sàn giao dịch, thương mại điện tử cũng chưa có điều kiện phát triển ở nước ta. Ngoài trở ngại về cở sơ hạ tầng, cơ sở pháp lý, còn có những trở ngại khác từ phía người tiêu dùng như quen thanh toán bằng tiền mặt, hoặc thói quen mua sắm trực tiếp. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, chúng ta phải dần làm quen với thương mại điện tử. Trước hết thực hiện chương trình hành động Nghị quyết Trung ương 5 ban hành theo Quyết định 94/2002 ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân đều phải có trang chủ và liên tục bổ sung, cập nhật thông tin. Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên toàn quốc có thể sử dụng các thông tin mà họ cần quan tâm. Thành lập các portal khu vực (là địa chỉ Internet tập trung, kết nối với nhiều địa chỉ và cơ sở dữ liệu có liên quan, dùng để chỉ dẫn cho các nhu cầu giao dịch trên mạng) để người bán và người mua có chỗ tự giao dịch. Phổ biến rộng rãi kiến thức quy định về đăng ký tên miền tại Việt Nam và quốc tế cho các doanh nghiệp. Mục tiêu chủ yếu là nâng cao nhận thức về đăng ký tên miền và tránh tranh chấp tên miền trong tương lai.

Văn hoá xuất khẩu chưa đựng nội dung như liên kết dọc, liên kết ngành, liên kết ngược, coi trọng người tiêu dùng và chữ tín trong kinh doanh. Đề ra chính sách liên kết ngành bằng cách nhanh chóng ban hành quy định pháp luật về thành lập các

Hội, Hiệp hội, các Bộ quản lý ngành quyết định thành lập các Hiệp hội nghề nghiệp. Bộ Thương mại quản lý các Hiệp hội ngành từ quyết định thành lập, điều lệ, xây dựng các quy định bổ sung, nêu rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Hiệp hội trong lĩnh vực xuất khẩu đến theo dõi hoạt động. Có chính sách khuyến khích mối liên kết ngang giữa các doanh nghiệp để liên kết lo đầu vào và liên kết để lo đầu ra. Ví dụ, các doanh nghiệp chế biến gỗ đều cần nguyên liệu nhập khẩu, nhất là nguyên liệu có chứng chỉ rừng. Nếu 10-15 doanh nghiệp cùng thống nhất thành lập 1 công ty cổ phần phi lợi nhuận để chuyên lo vấn đề nguyên liệu thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian, lịch cung ứng cũng ổn định hơn, đối tác nước ngoài khó ép giá hơn. Nói chung, khi hoạt động sản xuất-kinh doanh phát triển, các mối liên kết ngành sẽ tự hình thành, Nhà nước chỉ cần hỗ trợ bằng việc tạo ra môi trường pháp lý phù hợp. Phát triển liên kết dọc là sự phân công trong dây chuyền giá trị. Làm được việc này, năng lực sản xuất sẽ được tăng cường, khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn được nâng lên. Đây chủ yếu là việc làm của các doanh nghiệp, (đặc biệt có tác dụng tốt cho các doanh nghiệp trang ngành dệt may, da giày và chế biến gỗ...). Nhà nước chỉ tham gia bằng chính sách khuyến khích, thí dụ như giảm thuế thu nhập cho tất cả các doanh nghiệp trong liên kết dọc nếu liên kết đó tạo ra giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu trước khi liên kết (việc thực hiện các ưu đãi cho doanh nghiệp vệ tinh như quy định tại Quyết định số 908/TTg cũng sẽ góp phần đẩy nhanh việc hình thành các mối liên kết dọc). Để mang tính kịp thời đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu triển khai nhanh việc này.

Đẩy mạnh việc hình thành các mối liên kết tiêu thụ - sản xuất (liên kết ngược), khẩn trương áp dụng mô hình 5 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà xuất khẩu, nhà ngân hàng và Nhà nước. Với mối quan hệ quan trọng nhất trong mô hình là giữa nhà nông và doanh nghiệp, dựa trên nền tảng “tin tưởng lẫn nhau”. Song thực tế đã có doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ với dân rồi nhưng không có sản phẩm. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Thương mại cần nhanh chóng ra đề án tổ chức thị trường nông thôn theo mô hình liên kết tiêu thụ - sản xuất lấy một vài tỉnh làm mô hình thí điểm, từ đó nhân rộng ra trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)