Chủng loại hàng hoá

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 54 - 55)

II. Phân tích những ảnh hƣởng từ hành vi tiêu dùng của khách hàng tại các thị trƣờng lớn tới doanh nghiệp Việt Nam

1. Ảnh hƣởng tới chiến lƣợc sản phẩm quốc tế của doanh nghiệp

1.1. Chủng loại hàng hoá

Hành vi tiêu dùng ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm trước hết là ở chủng loại hàng hoá. Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người Mỹ và Nhật Bản cho thấy những người tiêu dùng trên cả hai quốc gia này đều có xu hướng lựa chọn các loại hàng hoá và dịch vụ đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, công dụng... Đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng vậy, thói quen mua hàng và những đòi hỏi trong sản xuất sẽ chi phối tới việc mua sắm hàng hoá của họ. Bởi thế, ngay cả những hàng hoá được tiêu chuẩn hoá như hàng công nghiệp hay các sản phẩm hoá học là những mặt hàng dễ áp dụng chính sách giữ nguyên cách phổ biến vẫn có thể gặp thất bại. Ví dụ như sản phẩm cao su xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ đạt 4000-5000 tấn/năm mặc dù thuế

22

Tổng cục thống kê - http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=393&idmid=3&ItemID=5436, truy cập ngày 16/10/2006

suất nhập khẩu của Nhật là 0%. Lý do chủ yếu là chủng loại cao su của ta không thích hợp với thị trường Nhật. Nhật chủ yếu mua cao su RSS của Thái Lan. Vì vậy để đẩy mạnh xuất khẩu cao su vào Nhật cần nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong ngành cao su, cụ thể là giảm tỷ trọng cao su 3L, tăng tỷ trọng của cao su SR và cao su RSS.23

Trước những đòi hỏi về sự đa dạng của chủng loại hàng hoá và dịch vụ tại hai thị trường này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi hàng hoá cho phù hợp với những điều kiện và thị hiếu tiêu dùng ở thị trường mới cũng như sáng tạo ra các sản phẩm mới. Ví dụ như xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản, ngoài chủng loại mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là mặt hàng quần áo, mặt hàng đạt kim ngạch cao thứ hai là kimono - đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản (đạt 63 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2006).24

Hay ví dụ như công ty dệt Phong Phú không ngừng đưa ra các mẫu thiết kế mới giới thiệu với khách hàng nước ngoài như Mỹ, Nam Á (bao gồm cả Nhật Bản). Một tập đoàn lớn của Mỹ là Target đã bình chọn Dệt May Phong Phú là một trong 20 nhà cung cấp xuất sắc nhất trên thế giới để ký hợp đồng mua khăn bông các loại có năm đạt giá trị trên 4 triệu USD.25

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)