II. Phân tích những ảnh hƣởng từ hành vi tiêu dùng của khách hàng tại các thị trƣờng lớn tới doanh nghiệp Việt Nam
4. Ảnh hƣởng tới chiến lƣợc xúc tiến sản phẩm quốc tế
Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế có ảnh hưởng lớn đến chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Trước tiên xét về khía cạnh văn hoá, những người thuộc các nền văn hoá khác nhau thì có cách nhìn nhận và phản ứng khác nhau với các chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp. Ngay cả trong cùng một nền văn hoá, những nhóm người ở các nhánh văn hoá khác nhau cũng có những phản ứng khác nhau, chẳng hạn như trong các nhóm tuổi ở thị trường Mỹ. Và rào cản về ngôn ngữ cũng là một vấn đề cần phải đối mặt, đặc biệt là khi thâm nhập thị trường Nhật Bản vì ngôn ngữ sử dụng phổ thông trên thị trường này là tiếng Nhật.
Với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ và Nhật là các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, dệt may..., các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng đã có những nỗ lực áp dụng một số cách thức trong chiến lược xúc tiến kinh doanh của mình cho phù hợp với thị trường mục tiêu. Gần như không sử dụng các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, mà chủ yếu hình ảnh hàng hoá
40
VINATEX: Tập đoàn Dệt May Việt Nam, http://www.vinatex.com
VIETRADE: Thông tin Xúc tiến Thương mại Việt Nam và Thế giới, http://www.vietrade.gov.vn
41
http://ppd.gov.vn/promo/html/tintuc/tintuc-detail.asp?tn=tn&id=1383352
“made in Việt Nam” tiếp cận với khách hàng tại thị trường này thông qua các gian hàng trưng bày tại các hội chợ triển lãm hay qua các hình ảnh trong catalog được gửi trực tiếp tới khách hàng. Tuy nhiên, tham gia các hội chợ triển lãm, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu tham gia các hội chợ tại Mỹ bằng các sản phẩm truyền thống của mình (có thể là đã tiêu thụ tốt tại Châu Âu, Nhật Bản, v.v.), có chủng loại, mẫu mã trong nhiều năm không thấy thay đổi mà không cần biết có phù hợp thị hiếu của người Mỹ hay không, vì vậy chưa thu hút đựơc các nhà bán buôn và bán lẻ trên thị trường này.43 Hiện nay, Việt Nam cũng đang có những nỗ lực để mang sản phẩm của Việt Nam đến với khách hàng quốc tế. Trung tâm Giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại New York và Dubai trực thuộc Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) đã được thành lập nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, tiếp xúc, giao dịch với khách hàng tại thị trường nước ngoài để phát triển xuất khẩu. Trong tháng 3 vừa qua, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) đã tổ chức cuộc triển lãm “Ngày Việt Nam tại San Francisco”. Triển lãm có khu trưng bày với khoảng 100 gian hàng về hàng hoá xuất khẩu Việt Nam như: thủ công mỹ nghệ, quà tặng, may mặc, da giày, gỗ chế biến, thực phẩm chế biến, nông sản, thủy hải sản, du lịch… nhằm tích cực quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.44
Có thể thấy rằng xu hướng mua sắm trực tuyến đang gia tăng ngày càng mạnh tại hai thị trường Mỹ và Nhật Bản. Nắm bắt xu thế, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã bắt đầu giới thiệu các sản phẩm thông qua website của mình. Ví dụ như trang web LEGATEX (http://www.legamex.com.vn/thoitrang/home.html) có giao diện đẹp và âm nhạc rất ấn tượng, chứa các thông tin về các chương trình diễn thời trang, giới thiệu các sản phẩm mới: thời trang thông dụng, thời trang công sở, các bộ sưu tập với đầy đủ các thông tin về giá cả, kích cỡ và có thể đặt hàng trực tuyến. Ngoài những thông tin về sản phẩm còn có mục giới thiệu về doanh nghiệp, kênh phân phối trong và ngoài nước và các tin bài về doanh nghiệp. Hầu hết các nhà
43
http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=article&catid=0810&id=11f8f0a72d0b50 44
sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam hiện nay đều đã xây dựng cho mình một website nhằm thúc đẩy việc bán hàng trực tuyến tăng doanh số, đồng thời tự quảng bá mình với các bạn hàng trong và ngoài nước, tuy nhiên hiệu quả chưa cao.
Ngoài ra, trong thời buổi cạnh tranh cao, việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng và người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho doanh nghiệp. Ngay tại thị trường Nhật Bản, bằng cách giới thiệu một phong cách uống cà phê độc đáo với chất lượng tuyệt vời, hai cửa hàng nhượng quyền của Trung Nguyên đã tạo được ấn tượng tốt đẹp cho người dân xứ sở hoa anh đào.Tại hai quán này, ngoài cà phê Trung Nguyên là thức uống chính, khách hàng còn có thể thưởng thức các món ăn dân tộc Việt Nam như phở, bánh... hoặc có thể tìm hiểu về văn hóa Việt Nam ngay tại quán. Hơn thế nữa, quán còn phục vụ bán hàng cho những khách có nhu cầu mua cà phê Trung Nguyên, các vật phẩm xinh xắn như phin, tách, ly Trung Nguyên mang về nhà.
Nhìn chung, những nghiên cứu trên đây cho thấy hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế ảnh hưởng đến mọi yếu tố trong chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Những doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng mục tiêu, từ đó dung hoà được sản phẩm của họ với đặc điểm tiêu dùng địa phương thì sẽ tôn thêm giá trị sản phẩm của mình. Còn những doanh nghiệp Việt Nam chưa có một cách nhìn đầy đủ về hành vi tiêu dùng và đi ngược lại các giá trị tiêu dùng mà khách hàng tìm kiếm thì sẽ phải chịu những thiệt hại không nhỏ. Do đó, “nhập gia tuỳ tục” là một nguyên tắc không thể thiếu.
III. Đánh giá tình hình nghiên cứu và ứng dụng hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam