Mục tiêu và các lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng cần quan tâm

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 98 - 101)

1 Rủi ro tái đầu tư là rủi ro lãi suất mà tổ chức tài chính phi ngân hàng phải đối diện khi trạng thái Tài sản Có đoản, tức là kỳ hạn của Tài sản Có ngắn hơn kỳ hạn của Tài sản Nợ.

5.2.3. Mục tiêu và các lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng cần quan tâm

quan tâm

Mục tiêu của quản trị RRTD là tối đa hóa tỷ lệ lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro của NBFI bằng cách duy trì RRTD trong các thơng số có thể chấp nhận. Các NBFI cần quản lý RRTD vốn có trong tồn bộ danh mục cho vay cũng như RRTD cho các giao dịch với khách hàng. Các NBFI cũng nên xem xét mối quan hệ giữa RRTD và rủi ro khác. Quản trị RRTD hiệu quả là một thành phần quan trọng trong cách tiếp

cận toàn diện đối với quản lý rủi ro và cần thiết cho sự thành công lâu dài của bất kỳ tổ chức NBFI nào.

Các NBFI ngày càng nhận thức sâu sắc về nhu cầu xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát RRTD cũng như xác định rằng họ có đủ vốn chống lại các rủi ro này và họ được đền bù thỏa đáng cho các rủi ro phát sinh.

Ủy ban Basel đã ban hành nhiều tài liệu để khuyến khích các giám sát viên FI trên toàn cầu thúc đẩy các hoạt động hợp lý để quản trị RRTD. Mặc dù các nguyên tắc trong các tài liệu đó được áp dụng rõ ràng nhất cho hoạt động cho vay, nhưng Ủy ban Basel cũng khuyến cáo rằng các biện pháp đó nên được áp dụng cho tất cả các hoạt động có RRTD.

Vận dụng các thông lệ chủ yếu được nêu trong các tài liệu hướng dẫn của Basel, các lĩnh vực mà quản trị RRTD cần đề cập tới bao gồm:

(i) Thiết lập môi trường RRTD phù hợp:

- Phê duyệt và xem xét chiến lược RRTD theo định kỳ, xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời.

- Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng. Xây dựng các chính sách tín dụng, các quy trình tín dụng cho các khoản vay riêng lẻ và tồn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, kiểm soát RRTD.

- Xác định và quản lý RRTD trong tất cả các sản phẩm cho vay và hoạt động cho vay khách hàng mới đều phải trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình đã được phê duyệt.

(ii) Hoạt động theo quy trình cấp tín dụng hợp lý:

- Tiêu chuẩn cấp tín dụng cho khách hàng đầy đủ gồm: Những biểu hiện của người vay, mục tiêu, cơ cấu tín dụng.

- Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng, từng nhóm khách hàng.

- Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới.

- Việc cấp tín dụng cần dựa trên cơ sở quản lý chặt chẽ các khoản vay, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.

(iii) Duy trì một quy trình quản lý, đo lường và giám sát tín dụng phù hợp:

- Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục cho vay.

- Có hệ thống kiểm sốt đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng.

- Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ.

- Hệ thống thông tin kỹ thuật phân tích giúp ban quản lý đánh giá RRTD cho các hoạt động trong và ngồi bảng cân đối kế tốn.

- Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng.

- Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai đối với khách hàng.

(iv) Đảm bảo kiểm soát đầy đủ RRTD:

- Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, cần thông báo kết quả cho HĐQT và ban quản lý các cấp theo phân cấp.

- Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể. - Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề.

Mặc dù thực tiễn quản lý RRTD cụ thể có thể khác nhau giữa các NBFI tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của hoạt động tín dụng của họ, phần lớn các chuyên gia đều cho rằng một chương trình quản lý RRTD một cách toàn diện sẽ giúp NBFI giải quyết các vấn đề phát sinh trong bốn lĩnh vực nói trên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)