1 Rủi ro tái đầu tư là rủi ro lãi suất mà tổ chức tài chính phi ngân hàng phải đối diện khi trạng thái Tài sản Có đoản, tức là kỳ hạn của Tài sản Có ngắn hơn kỳ hạn của Tài sản Nợ.
5.1.1.2. Đo lường rủi ro lãi suất
Tùy thuộc vào sự phức tạp và phạm vi hoạt động của từng tổ chức tài chính phi ngân hàng, bộ phận quản trị phải có phép đo rủi ro lãi suất để đánh giá tác động của thay đổi lãi suất trên cả góc độ thu nhập và giá trị kinh tế của tổ chức đó.
Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống đo lường rủi ro lãi suất:
a) Đánh giá rủi ro lãi suất cơ bản liên quan đến tài sản, nợ phải trả và vị trí nắm giữ tài sản ngoại bảng (OBS) của công ty;
b) Cung cấp các phép đo mức độ tiếp xúc hiện tại của các công ty đối với rủi ro lãi suất;
c) Tính khả thi trong việc xác định các tham số đo lường độ lệch; d) Sử dụng khái niệm tài chính được chấp nhận rộng rãi và kỹ thuật đo lường rủi ro; và
e) Có các giả định và thơng số được ghi chép đầy đủ.
Hệ thống đo lường nên kết hợp tất cả các mức độ rủi ro lãi suất phát sinh từ các hoạt động của tổ chức. Tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể sử dụng các hệ thống đo lường rủi ro lãi suất khác nhau và các phương pháp quản lý rủi ro đang được sử dụng cho các hoạt động khác nhau, tuy nhiên nhà quản lý nên có một cái nhìn tổng thể về rủi ro lãi suất trên các sản phẩm và ngành nghề kinh doanh.
Hệ thống đo lường rủi ro lãi suất của một tổ chức tài chính phi ngân hàng nên đánh giá các dạng thức nguồn rủi ro lãi suất có thể bao gồm
rủi ro tái định giá, đường cong lợi suất, rủi ro cơ sở và rủi ro lãi suất do các tùy chọn.
- Cách tiếp cận đo lường rủi ro lãi suất
Việc tiếp xúc với rủi ro lãi suất có thể ảnh hưởng đến thu nhập và giá trị kinh tế của tổ chức tài chính phi ngân hàng, nên việc đo lường rủi ro lãi suất có thể được thể hiện bằng hai kỹ thuật đo riêng biệt nhưng có giá trị bổ sung lẫn nhau. Dựa trên những mơ hình đo lường lý thuyết, các tổ chức này dùng những kỹ thuật có sẵn để đo lường rủi ro, từ các phép tính đơn giản đến các mô phỏng tĩnh sử dụng các dữ liệu hiện tại tới các kỹ thuật mơ hình động tinh vi cao cấp để phản ánh tiềm năng tương lai của hoạt động kinh doanh.
- Cách tiếp cận thu nhập: Phân tích tác động của biến động lãi suất tới thu nhập của tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trước đây, việc phân tích chủ yếu tập trung vào thu nhập lãi rịng, nhưng ngày nay, nhà quản trị xem xét thu nhập từ tất cả các nguồn đa dạng mà tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể khai thác, tùy thuộc vào việc nhận dạng sự kết nối của nguồn thu nhập đó với các thay đổi của lãi suất trên thị trường.
- Cách tiếp cận giá trị kinh tế: Phân tích tác động của sự thay đổi về lãi suất tới giá trị kinh tế của tài sản, nợ và các trạng thái nắm giữ tài sản ngoại bảng. Một cách tổng quát, giá trị kinh tế của tổ chức tài chính phi ngân hàng được hiểu là giá trị hiện tại của dịng tiền rịng trong tương lai của nó, được xác định là dịng tiền mặt trong tương lai từ tài sản ròng trừ dòng tiền mặt trong tương lai từ nợ phải trả, cộng với lưu chuyển tiền tệ ròng trong tương lai từ vị trí nắm giữ tài sản ngoại bảng.
Do cách tiếp cận giá trị kinh tế có tính tới tác động tiềm tàng của những thay đổi về lãi suất trên giá trị hiện tại của tất cả dịng tiền trong tương lai, nó cung cấp một cái nhìn tồn diện hơn về khả năng tác động lâu dài của việc thay đổi lãi suất hơn cách tiếp cận thu nhập.
Cách tiếp cận thu nhập phù hợp với việc đánh giá tác động của biến động lãi suất tới lợi ích của tổ chức tài chính phi ngân hàng trong ngắn
hạn, mặc dù vậy, những thay đổi trong thu nhập ngắn hạn do biến động lãi suất thị trường - trọng tâm cách tiếp cận thu nhập - có thể khơng cung cấp một chỉ dẫn chính xác về ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất đối với tổng thể tổ chức tài chính phi ngân hàng. Do vậy, các tổ chức tài chính phi ngân hàng nên sử dụng cả hai phương pháp tiếp cận để đánh giá tác động của rủi ro lãi suất tới hoạt động của tổ chức.
Mặc dù có sự khác biệt, nhưng cả hai cách tiếp cận (Cách tiếp cận thu nhập và cách tiếp cận giá trị kinh tế) đều tập trung làm rõ cách thức mà biến động lãi suất trong tương lai có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro lãi suất, xem xét các ảnh hưởng của lịch sử lãi suất đối với hoạt động trong tương lai. Việc đánh giá tác động của rủi ro lãi suất tới tổ chức cần tính tới những dịch chuyển lãi suất theo thời gian và đương nhiên không thể bỏ qua những tổn thất do rủi ro lãi suất tồn tại trong các cơng cụ tài chính khi lãi suất thay đổi. Nghĩa là những lợi ích hay thiệt hại do biến động lãi suất có thể được phản ánh theo thời gian trong thu nhập của tổ chức tài chính phi ngân hàng.
- Các kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất của tổ chức tài chính phi ngân hàng
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể sử dụng nhiều kỹ thuật đo lường để đánh giá hồ sơ rủi ro lãi suất của họ, với điều kiện là các kỹ thuật này được kết hợp mô phỏng.
Trường hợp kỹ thuật đo lường được sử dụng để đánh giá tác động của rủi ro lãi suất lên giá trị kinh tế tạo ra các kết quả khác nhau đáng kể, nhà quản trị cần phân tích chính xác các nguyên nhân của sự khác biệt và ghi lại các phân tích và kết luận của nó để có cách thức điều hịa các kết quả, giúp tạo cơ sở cho việc ra quyết định sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro lãi suất phù hợp.
Dưới đây là khái quát về các kỹ thuật được các tổ chức tài chính phi ngân hàng sử dụng để đo mức độ thiệt hại của thu nhập và giá trị kinh tế khi lãi suất thay đổi. Sự đa dạng của các kỹ thuật này dựa trên cơ
sở các tính tốn dựa vào kỳ hạn và tái định giá. Các mô phỏng tĩnh dựa vào thực trạng, các kỹ thuật mô phỏng động với độ phức tạp hơn thì có sự kết hợp các giả định về hành vi của NBFI và khách hàng của mình để đáp ứng những thay đổi trong môi trường lãi suất biến động. Một số phương pháp tiếp cận có thể được sử dụng để đo lường ảnh hưởng của rủi ro lãi suất tới cả thu nhập và giá trị kinh tế của tổ chức, trong khi một số phương pháp khác chỉ làm rõ một trong hai mối quan hệ trên. Ngoài ra, khả năng nhận diện tác động của lãi suất ở các phương pháp là khác nhau: đơn giản nhất là nắm bắt các rủi ro phát sinh từ khe hở kỳ hạn và tái định giá, đến phức tạp hơn là việc dễ dàng nhận diện được tồn bộ tác động có thể của rủi ro lãi suất tới tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Như đã đề cập, các phương pháp đo lường rủi ro lãi suất khác nhau được mơ tả dưới đây có điểm mạnh và điểm yếu trong việc đo lường một cách chính xác và hợp lý về rủi ro lãi suất. Lý tưởng nhất là hệ thống đo lường rủi ro lãi suất của tổ chức tài chính phi ngân hàng có tính đến các đặc điểm cụ thể của từng trạng thái nhạy cảm và sẽ nhận diện được chi tiết về các biến động tiềm ẩn của lãi suất.
Do vậy, trong một số cách tiếp cận, các trạng thái có thể được tổng hợp thành các nhóm, thay vì mơ hình hóa riêng biệt, để giảm thiểu các hoạt động tính tốn.
Tương tự, khi tính chất của các chuyển động lãi suất theo từng cách tiếp cận kết hợp bị hạn chế thì có thể giả định xuất hiện sự thay đổi song song của đường cong năng suất.
a) Lịch trình tái định giá
Kỹ thuật này dựa trên việc xây dựng lịch trình “Thời gian đáo hạn/tái định giá” tài sản, nợ phải trả và giá trị tài sản ngoại bảng nhạy cảm với lãi suất. Các tài sản, nợ và giá trị nắm giữ tài sản ngoại bảng có thể được phân bổ thành "các dải thời gian" theo kỳ hạn của chúng (với các cơng cụ có lãi suất cố định) hoặc thời gian còn lại để định giá lại tiếp theo của chúng (với các cơng cụ có lãi suất thả nổi). Các lịch trình này có
thể được sử dụng để tạo các chỉ số đơn giản về rủi ro lãi suất, đo lường độ nhạy cảm của cả thu nhập và giá trị kinh tế đối với thay đổi lãi suất. Kỹ thuật này thường được gọi là phân tích khoảng trống.
Kích thước khoảng trống cho một “dải thời gian” nhất định (được tính bằng tài sản trừ đi nợ cộng với các khoản tài sản ngoại bảng có tái định giá hoặc đến hạn trong phạm vi dải thời gian đó) cho thấy một rủi ro lãi suất của NBFI.
Một lịch trình “Thời gian đáo hạn/tái định giá” cũng có thể được sử dụng để đánh giá các hiệu ứng thay đổi lãi suất tới giá trị kinh tế của một NBFI bằng cách áp dụng các trọng số cân nhắc đến từng “dải thời gian.”
Kỹ thuật đơn giản khởi đầu để đo lường rủi ro lãi suất của NBFI là sử dụng một lịch trình đáo hạn/tái định giá để phân phối tài sản, cân bằng trong một “dải thời gian” nhất định theo kỳ hạn (với các cơng cụ có lãi suất cố định) hoặc thời gian còn lại để tái định giá tiếp theo (với các cơng cụ có lãi suất thả nổi).
Những tài sản và nợ khơng có khoảng thời gian tái định giá lại (ví dụ: tiền gửi tiết kiệm hoặc tài khoản tiết kiệm) hoặc kỳ hạn thực tế có thể khác với kỳ hạn theo hợp đồng (ví dụ: Các khoản vay thế chấp có tùy chọn để thanh tốn sớm) được chỉ định để tái định giá theo phán đoán và kinh nghiệm quá khứ của nhà quản trị tổ chức tài chính phi ngân hàng.
(a1) Phân tích khoảng trống: Các biểu đồ đơn giản/kỳ hạn có thể được sử dụng để tạo ra các chỉ số đơn giản về độ nhạy cảm với lãi suất của cả thu nhập và giá trị kinh tế đối với thay đổi lãi suất. Khi cách tiếp cận này được sử dụng để đánh giá rủi ro lãi suất của thu nhập hiện tại, nó thường được gọi là phân tích khoảng trống.
Phân tích “Khoảng trống” (Gap) là một trong những phương pháp đầu tiên được phát triển để đo mức rủi ro lãi suất của các tổ chức tài chính trung gian nói chung cũng như của tổ chức tài chính phi ngân hàng
và tiếp tục được các tổ chức này sử dụng một cách rộng rãi. Để đánh giá rủi ro đối với thu nhập, các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất trong từng khoảng thời gian được trừ đi từ các tài sản nhạy cảm với lãi suất tương ứng để tạo ra "khoảng trống" lại cho dải thời gian đó. Đơi khi khoảng cách này được nhân với giả định thay đổi về lãi suất để mang lại xấp xỉ của sự thay đổi trong thu nhập lãi thuần, còn gọi là kết quả của biến động lãi suất.
Quy mô của xu hướng lãi suất được sử dụng trong phân tích có thể dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm lịch sử, mô phỏng các thay đổi lãi suất trong tương lai và quyết định của ban lãnh đạo tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Một khoảng trống âm, tức là tổ chức nhạy cảm về lãi suất với Tài sản Nợ, xảy ra khi Tài sản Nợ vượt q Tài sản Có (bao gồm các vị trí ngoại bảng) trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là sự gia tăng lãi suất thị trường có thể làm giảm thu nhập lãi rịng. Ngược lại, một khoảng trống dương, tức là tổ chức nhạy cảm về lãi suất với Tài sản Có, ngụ ý rằng nếu lãi suất suy giảm trong tương lai sẽ khiến cho thu nhập lãi rịng của tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể suy giảm.
Mơ hình định giá lại hoặc được gọi là mơ hình chênh lệch tài chính về cơ bản là phân tích dịng tiền theo giá trị sổ sách của doanh thu thu được trên tài sản của tổ chức tài chính phi ngân hàng và chi phí lãi vay trả cho khoản nợ (hoặc lợi nhuận thuần) trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này trái ngược với mơ hình thời gian đáo hạn và thời lượng dựa trên giá trị thị trường (được thảo luận sau trong chương này). Mơ hình này được coi là mơ hình phân tích độ lệch truyền thống đối với các định chế tài chính trung gian (Marcia Million Cornett & Anthony Saunders, 1999).
Theo mơ hình này, tất cả Tài sản Có (A) và Tài sản Nợ (L) của tổ chức được xếp thành 2 nhóm: nhạy cảm và khơng nhạy cảm với lãi suất (tùy theo Thu nhập lãi đối với A hoặc Chi phí lãi đối với L có biến đổi hay khơng trong mặt bằng lãi suất chung). Lưu ý rằng, việc phân tích này
chỉ nhằm vào đối tượng Thu nhập hay Chi phí về lãi của A và L chứ không nhằm vào nghiên cứu ảnh hưởng của dao động lãi suất đối với giá trị về vốn của tài sản.
Việc phân tích độ lệch xếp loại tài sản theo nguyên tắc chủ yếu sau đây:
Tài sản nhạy cảm với lãi suất > 0 Tài sản không nhạy cảm với lãi suất = 0
Trong đó: là hệ số tương quan giữa chỉ số lãi suất thị trường và thu nhập hoặc chi phí về lãi của Tài sản (A hoặc L).
Theo đó: A hay L nhạy cảm với lãi suất là Tài sản mà thu nhập hay chi phí về lãi của chúng biến đổi theo sự dao động của lãi suất hiện hành. A hay L không nhạy cảm với lãi suất là Tài sản mà thu nhập hay chi phí về lãi của chúng khơng biến đổi theo sự dao động của lãi suất hiện hành.
Độ lệch được hiểu là ảnh hưởng tổng hợp của biến động lãi suất đối với khả năng sinh lợi. Độ lệch là sự chênh lệch giữa khối lượng Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất với khối lượng Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất.
Công thức tính: GAP = RSA - RSL (5.1)
Trong đó:
GAP: Độ lệch tiền tệ
RSA: Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất RSL: Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất. Để so sánh tính nhạy về lãi suất giữa các FI:
Hệ số độ lệch = Độ lệch tiền tệ
Tổng Tài sản Có (5.2)
Hệ số nhạy cảm lãi suất = Giá trị bằng tiền của Tài sản Có nhạy cảm Giá trị bằng tiền của Tài sản Nợ nhạy cảm (5.3)
Kết luận: Tóm tắt các chỉ số nhạy cảm
Nhạy cảm Tài sản Có Nhạy cảm Tài sản Nợ Độ lệch tiền tệ Dương (>0) Âm (<0)
Hệ số độ lệch Dương (>0) Âm (<0)
Hệ số nhạy cảm lãi suất >1 <1
Giả sử, một FI có Tài sản Nợ là 140 triệu USD, Tài sản Có là 155 triệu USD và tổng giá trị tài sản của FI là 270 triệu USD, đơn giản chúng ta sẽ tính được độ lệch tiền tệ:
GAP = RSA - RSL = 155 triệu - 140 triệu = 15 triệu USD (> 0) Độ nhạy của lãi suất cũng có thể được biểu diễn dưới dạng phần trăm tài sản (thường được gọi là hệ số độ lệch):
Hệ số độ lệch = Độ lệch tiền tệ
Tổng Tài sản Có = 15 triệu/270 triệu = 5,6% (> 0)
Với ví dụ này thấy rõ, Tài sản Có của FI có nhạy cảm với lãi suất hơn so với Tài sản Nợ với tỉ lệ 5,6%/năm.
Ảnh hưởng của biến động lãi suất tới thu nhập lãi ròng dự kiến được thể hiện qua công thức:
E(△NII) = RSA x E(△r) - RSL x E(△r) = GAP x E(△r) (7.4) Trong đó:
E(NII): Biến động dự kiến của thu nhập lãi ròng bằng tiền E(r): Biến động dự kiến về lãi suất