1 Rủi ro tái đầu tư là rủi ro lãi suất mà tổ chức tài chính phi ngân hàng phải đối diện khi trạng thái Tài sản Có đoản, tức là kỳ hạn của Tài sản Có ngắn hơn kỳ hạn của Tài sản Nợ.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TÂP Lý thuyết
Lý thuyết
Câu 1. Trình bày nguồn rủi ro lãi suất trong các tổ chức tài chính phi ngân hàng? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2. Phân tích các kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất của tổ chức tài chính phi ngân hàng?
Câu 3. Điểm mạnh và điểm yếu của mơ hình thời gian đáo hạn? Câu 4. Điểm mạnh và điểm yếu của mơ hình tái định giá? Câu 5. Điểm mạnh và điểm yếu của mơ hình thời lượng?
Câu 6. Hãy trình bày khái niệm rủi ro tín dụng và phân loại các loại rủi ro tín dụng đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng?
Câu 7. Giới thiệu một số mơ hình tính điểm tín dụng hay được các tổ chức tài chính sử dụng nhằm đánh giá khách hàng vay nợ?
Câu 8: Thế nào là rủi ro thanh khoản tại các tổ chức tài chính phi ngân hàng? Hãy trình bày cách nhận diện rủi ro thanh khoản tại các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Câu 9. Phân tích lợi thế và bất lợi khi áp dụng thỏa thuận kỳ hạn lãi suất (FRA) trong quản trị rủi ro lãi suất của các tổ chức tài chính phi ngân hàng?
Câu 10. Phân tích lợi thế và bất lợi khi phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai về lãi suất (IRF) của các tổ chức tài chính phi ngân hàng?
Câu 11. Phân tích lợi thế và bất lợi khi phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS) của tổ chức tài chính phi ngân hàng?
Câu 12. Phân tích lợi thế và bất lợi khi áp dụng hợp đồng quyền chọn lãi suất (IRO) trong quản trị rủi ro lãi suất của tổ chức tài chính phi ngân hàng?
Câu 14. Các thành viên tham gia trên thị trường mua, bán nợ là ai? Cấu trúc thị trường mua, bán nợ thực hiện như thế nào?
Câu 15. Các sản phẩm hàng hóa mua bán chủ yếu trên thị trường mua, bán nợ là gì? Các nhân tố tác động đến thị trường mua, bán nợ?
Câu 16. Thế nào là chứng khốn hóa tài sản?
Câu 17. Giới thiệu mơ hình tổng qt của chứng khốn hóa tài sản? Câu 18. Các chủ thể nào tham gia thị trường chứng khốn hóa tài sản? Câu 19. Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của chứng khốn hóa tài sản?
Câu 20: Xác định và thảo luận lợi ích của việc quản trị rủi ro thanh khoản tại các tổ chức tài chính phi ngân hàng?
Câu 21: Trình bày các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản tại các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Bài tập Bài 1:
Một định chế tài chính có bảng cân đối tài sản như sau:
Assets (Tài sản Có) Triệu
USD
Liabilities (Tài sản Nợ) Triệu USD
Tiền trong kho 25 Tiền gửi giao dịch
và không kỳ hạn 5
CK ngắn hạn 15 TK NOW 5
CK dài hạn 30 Tiền gửi thị trường tiền tệ 20 Cho vay theo lãi suất biến đổi 40 Tiết kiệm ngắn hạn 40
Cho vay ngắn hạn 20 Tiết kiệm dài hạn 65
Cho vay dài hạn 60 Vay liên ngân hàng 55
Tài sản khác 10 Vốn khác 10
Yêu cầu:
1/Hãy chỉ ra những tài sản nào của định chế tài chính trên nhạy cảm và không nhạy cảm với lãi suất trong thời gian ngắn hạn (1 năm)?
2/Với trạng thái tài sản trên, nếu là nhà quản trị của định chế này bạn sẽ có nhận định gì khi xem xét ảnh hưởng của biến động lãi suất tới thu nhập lãi đối với A và chi phí lãi đối với L của định chế?
3/Xác định độ lệch tiền tệ, hệ số độ lệch và hệ số nhạy cảm lãi suất. Từ đó hãy cho biết định chế này có nhạy cảm lãi suất đối với loại tài sản nào? (A hay L)
4/Nếu lãi suất thị trường tăng từ 7%/năm lên thành 10%/năm thì thu nhập lãi ròng của định chế này thay đổi như thế nào?
Bài 2:
Một định chế tài chính có bảng cân đối tài sản như sau:
Tài sản Có (A) Giá trị Thời lượng (năm)
Tiền mặt 100 0,00
Tín dụng thương mại 400 1,25
Tín dụng thế chấp 500 7,00
Tổng 1000
Tài sản Nợ (L) Giá trị Thời lượng (năm)
Chứng chỉ tiền gửi 1 năm 600 1,00
Chứng chỉ tiền gửi 5 năm 300 5,00
Vốn ròng (Vốn chủ sở hữu) 100 7,00
Yêu cầu: Nếu lãi suất tăng từ 6%/năm lên 8%/năm thì giá trị thị
trường của vốn chủ hữu sẽ ra sao? Tổng tài sản Có của định chế sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 3:
Chili Savings Bank có danh mục cho vay 100 triệu USD thời hạn 4 năm với lãi suất cho vay cố định là 7,25%/năm và huy động vốn với lãi suất thả nổi LIBOR - 0,5%. Po S&L có danh mục cho vay 100 triệu USD với lãi suất thả nổi LIBOR + 0,5% và huy động vốn thời hạn 4 năm với lãi suất cố định 8%/năm. Cả hai SI này đều nhận thức được việc cần thiết phải thực hiện hoạt động hốn đổi lãi suất để phịng ngừa rủi ro khi lãi suất biến động không theo mong muốn.
1. Xác định tình trạng lãi suất thị trường biến động khiến SIs lỗ. 2. Xác định mức lãi suất cố định (X) để Chili và Po chấp nhận thực hiện hoán đổi.
3. Xác định mức lãi ròng chuyển dịch giữa các bên khi LIBOR = X, LIBOR > X, LIBOR < X.
4. Giả sử lãi suất LIBOR trong thời hạn 4 năm tương ứng lần lượt là: 7,625%, 8%, 7% và 5,125%. Hãy lập bảng tính tốn lãi và thanh tốn lãi rịng hàng năm giữa Chili và Po khi thực hiện swap.
5. Xác định mức Thu nhập kinh doanh ròng của các bên khi thực hiện swap để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Bài 4:
Chili Savings Bank có danh mục cho vay 100 triệu USD thời hạn 4 năm với lãi suất cho vay cố định là 7,25%/năm và huy động vốn với lãi suất thả nổi LIBOR - 0,5%. Po S&L có danh mục cho vay 100 triệu USD với lãi suất thả nổi LIBOR + 0,5% và huy động vốn thời hạn 4 năm với lãi suất cố định 8%/năm. Cả hai SI này đều nhận thức được việc cần thiết phải thực hiện hoạt động swap đổi lãi suất để phòng ngừa rủi ro khi lãi suất biến động không theo mong muốn. Chili và Po đã liên hệ với Viko và đề nghị thực hiện giao dịch swap nhằm quản lý rủi ro lãi suất.
1. Xác định lãi suất hoán đổi thỏa thuận giữa Viko với Chili và Po. Biết rằng Viko chấp nhận được hưởng 20% chênh lệch lãi suất khi thực hiện swap lãi suất cho khách hàng.
2. Xác định lãi ròng Viko, thu nhập kinh doanh của Chili và Po hàng năm. Biết rằng lãi suất LIBOR tương ứng qua 4 năm là 7,625%, 8%, 7% và 5,125%.
Bài 5:
HFC là công ty tài chính với hoạt động chính bao gồm huy động vốn và đầu tư trên thị trường tài chính. Hiện cơng ty đang có danh mục đầu tư dài hạn 100 tỷ đồng thời hạn 8 năm với lãi suất là 12%/năm. Để có nguồn vốn đầu tư trên, HFC thực hiện phát hành kỳ phiếu huy động vốn với lãi suất thả nổi VNIBOR + 2%. Gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng chính sách tự do hóa tài chính, do vậy, VNIBOR có thể biến động, với viễn cảnh đó sẽ tác động như thế nào đến HFC?
Bài 6:
SFM là quỹ đầu tư nhỏ chủ yếu huy động vốn của bạn bè và người thân với lãi suất cố định là 9%/năm để hình thành quỹ đầu tư. Gần đây, SFM hình thành danh mục huy động vốn 100 tỷ đồng thời hạn 5 năm. Vốn huy động được SFM sử dụng đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, VNIBOR là 9% nhưng trong tương lai VNIBOR có thể lên hoặc xuống phụ thuộc vào cung cầu tín dụng trên thị trường. SFM đang xem xét việc đầu tư 100 tỷ đồng vào trái phiếu Petrolimex có thời hạn 5 năm trả lãi định kỳ hàng năm với lãi suất VNIBOR + 0,75%. Hãy phân tích ảnh hưởng của rủi ro lãi suất nếu SFM quyết định đầu tư vào trái phiếu này?
Bài 7:
HFC và SFM (được đề cập ở bài 5 và 6) có mối quan hệ lâu năm với nhau. Vì lo ngại rủi ro lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của mình, HFC và SFM đã gặp gỡ trực tiếp để thực hiện hoạt động swap lãi suất.
1. Hãy xác định các điều kiện để hợp đồng swap trực tiếp được thực hiện giữa HFC và SFM.
2. Xác định thu nhập kinh doanh ròng hàng năm của các bên tham gia giao dịch hoán đổi lãi suất. Biết rằng, VNIBOR tăng hàng năm 4% trong 3 năm đầu, các năm còn lại VNIBOR giảm hàng năm 6%.
Bài 8:
HFC và SFM (được đề cập ở bài 5 và 6) đều là khách hàng quen thuộc của VFC. Vì lo ngại rủi ro lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của mình, nên HFC và SFM đã liên hệ với VFC để thực hiện hoạt động swap lãi suất. Với tư cách là nhân viên của VFC, bạn hãy:
1. Xác định các điều kiện để hợp đồng hoán đổi giữa VFC với HFC và SFM được thực hiện. Biết rằng, VFC đòi hưởng 20% chênh lệch lãi suất khi thực hiện việc hoán đổi lãi suất cho khách hàng.
2. Xác định thu nhập kinh doanh ròng của các bên khi tham gia giao dịch hoán đổi lãi suất vào năm đầu tiên, biết rằng năm đó VNIBOR tăng tỷ lệ 10% so với năm trước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Marcia Millon Cornett, Anthony Saunders (2005), Fundamentals of Financial Institutions Management, McGraw- Hill.
[2] Jeff Madura (2005), Financial Markets and Institutions 5th, South Western College Publishing.
[3] Frederic s. Mishkin, Stanley G. Eakins (2006), Financial Markets and Institutions 5th, Addison Wesle.
[4] Anthony Saunders (2008), Financial Institutions Management 6th, McGraw- Hill.
[5] Herbert B. Mayo (2004), Financial Institutions, Investments, and Management 8th, McGraw- Hill.
[6] Stephen Valdez (2000), An Introduction to global Financial Markets 5th, MACMILLAN Business.
[7] Peter S. Rose, Sylvia C. Hudgins (2013), Bank Management and Financial Services 9th.
Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản:
Giám đốc - Tổng Biên tập ĐỖ VĂN CHIẾN
Biên tập: