1 Rủi ro tái đầu tư là rủi ro lãi suất mà tổ chức tài chính phi ngân hàng phải đối diện khi trạng thái Tài sản Có đoản, tức là kỳ hạn của Tài sản Có ngắn hơn kỳ hạn của Tài sản Nợ.
5.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 1 Nhận dạng rủi ro tín dụng
5.2.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng
Như đã trình bày trong chương đầu của cuốn sách này, theo cách hiểu truyền thống, rủi ro tín dụng được hiểu là khả năng mà người vay hoặc đối tác có nghĩa vụ trả nợ sẽ khơng đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận trong quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tuy nhiên, nhìn chung, các tổ chức tài chính phi ngân hàng tạo ra các khoản vay hoặc mua trái phiếu có kỳ hạn dài sẽ phải
tiếp xúc với rủi ro tín dụng cao hơn so với các tổ chức tài chính phi ngân hàng tạo ra các khoản vay hoặc mua trái phiếu có kỳ hạn ngắn. Điều này có nghĩa là, các quỹ tiết kiệm và các cơng ty bảo hiểm nhân thọ có rủi ro tín dụng cao hơn các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ và các công ty bảo hiểm tai nạn tài sản.
Việc phân loại rủi ro tín dụng trong nhiều trường hợp, tùy thuộc vào mục tiêu quản trị rủi ro, cũng như khẩu vị rủi ro của mỗi tổ chức tài chính phi ngân hàng. Mặc dù có nhiều cách thức phân loại rủi ro tín dụng khác nhau, nhưng nhìn chung, các tài liệu hướng dẫn về nhận dạng RRTD thường đề cập tới RRTD phát sinh gắn với mỗi giao dịch và RRTD đối với danh mục cho vay.
RRTD gắn với mỗi giao dịch
RRTD gắn với mỗi giao dịch cho vay còn gọi là rủi ro giao dịch, mà nguyên nhân phát sinh chủ yếu là do những thiếu sót trong q trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Những hình thức thể hiện chính của rủi ro giao dịch bao gồm:
- Rủi ro lựa chọn: RRTD có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng khách hàng để quyết định cho vay;
- Rủi ro bảo đảm: RRTD phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo cho khoản vay như loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo,...;
- Rủi ro kiểm soát: RRTD liên quan đến cơng tác kiểm sốt khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc theo dõi quá trình sử dụng vốn vay và kỹ thuật xử lý các vấn đề phát sinh.
RRTD danh mục
Trên thực tế, các tổ chức tài chính phi ngân hàng thường triển khai đa dạng hóa cho vay thơng qua các danh mục cho vay, với mục đích chính là nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống thông qua việc xây dựng một danh mục cho vay đa dạng. Mặc dù vậy, ngay cả khi cho vay theo một danh mục, rủi ro tín dụng vẫn có thể phát sinh đối với mỗi khách hàng
được đưa vào danh mục cho vay và/hoặc đối với tổng thể danh mục cho vay. Ở giác độ này, rủi ro tín dụng thường được đề cập bao gồm:
- Rủi ro tín dụng cá biệt hay rủi ro tín dụng đối với khoản vay đơn lẻ xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay, liên quan đến tình trạng nhân thân, tài chính, đặc điểm hoạt động, đặc điểm sử dụng vốn của mỗi khách hàng vay vốn.
- Rủi ro tín dụng tập trung hóa là khả năng các tổ chức tài chính phi ngân hàng mặc dù cho vay theo danh mục nhưng bản thân danh mục đó có xu hướng bị tập trung theo lĩnh vực và hoặc theo khu vực. Có nhiều hình thức thể hiện của danh mục cho vay tập trung theo lĩnh vực. Đó có thể là một danh mục cho vay bao gồm nhiều khách hàng hoạt động kinh doanh trong cùng lĩnh vực hoặc trong những lĩnh vực có quan hệ và ảnh hưởng mật thiết lẫn nhau. Ở giác độ khác, rủi ro tín dụng có thể tập trung theo khu vực, khi có những chiến dịch triển khai sản phẩm cho vay của các tổ chức tài chính phi ngân hàng hướng tới một nhóm đối tượng khách hàng chuyên biệt tập trung tại một khu vực địa lý như một thành phố, một tỉnh hoặc thậm chí là một khu dân cư tập trung,... Trên nguyên lý, mặc dù danh mục cho vay có thể gắn với những tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng tốt, thì chính việc tập trung hóa theo lĩnh vực và hoặc theo khu vực sẽ đưa tới một tác động kép. Một mặt, danh mục cho vay tập trung giúp tiết kiệm chi phí thiết kế sản phẩm, các chi phí truyền thơng, triển khai sản phẩm cho vay, giúp tập trung các nỗ lực bán của các tổ chức tài chính phi ngân hàng hướng tới một tập khách hàng mục tiêu tiềm năng chuyên biệt; nhưng mặt khác, danh mục khách hàng tập trung cũng tạo ra nguy cơ có rủi ro tín dụng tập trung. Bởi lẽ khi các yếu tố môi trường tự nhiên, pháp lý, kinh tế - xã hội, kỹ thuật,... biến động bất lợi, có thể đe dọa khả năng thanh tốn khoản vay của một số lượng lớn các khách hàng có trong danh mục. Vì những lý do đó, các nhà quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng cần đặc biệt chú ý tới rủi ro tín dụng tập trung hóa theo lĩnh vực và/hoặc theo khu vực.
Cần lưu ý rằng, nếu như cách hiểu truyền thống về rủi ro tín dụng thường chỉ nhấn mạnh những yếu tố nguy cơ đe dọa việc nhận lại gốc và lãi đúng hạn từ phía người có nghĩa vụ thanh tốn, thì ngày nay, các lý thuyết quản trị tổ chức tài chính phi ngân hàng hiện đại không ngừng được phát triển, cập nhật, theo sát các biến động ngày càng phức tạp của thị trường và mơi trường kinh doanh.
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng do vậy khơng chỉ cần phải chú ý tới các dạng thức RRTD truyền thống, mà còn phải chú ý tới các hình thức thể hiện mới của RRTD.
Thực tế là ngay cả khi đã có những hệ thống chấm điểm, xếp hạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng, thực thi các nghiệp vụ lựa chọn và ra quyết định cho vay đúng theo các chiến lược, quy trình đã đề ra, thì chất lượng tín dụng và khả năng thanh tốn của khách hàng cũng có thể thay đổi ngay trong quá trình giải ngân, sử dụng vốn và hoàn trả. Với cách hiểu này, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cần quan tâm tới RRTD trước hạn thanh toán, thể hiện một cách nhận dạng RRTD từ xa. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng cần nắm bắt các kịch bản bất lợi (diễn biến giá, cung - cầu, các thỏa thuận kỳ hạn, quyền chọn,...) tác động tới khả năng thanh tốn của khách hàng, từ đó tạo ra khả năng bất lợi có thể dẫn tới RRTD tiềm tàng, có khả năng chuyển thành RRTD truyền thống, đồng thời khi đó, các văn bản pháp quy như Luật Phá sản, các quy định về bảo lãnh, cưỡng chế nợ,... cần được lưu ý đặc biệt.
Bên cạnh đó, các vấn đề kỹ thuật cơng nghệ, pháp lý và rủi ro quốc gia cũng có thể làm cho RRTD trở nên phức tạp hơn.
Trong nhiều trường hợp, khách hàng có thể cùng lúc sử dụng dịch vụ của nhiều các tổ chức tài chính phi ngân hàng, đồng thời sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử để thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khoản vay. Thực tế là ngay cả khi khách hàng đã chủ động thực hiện việc trả nợ cho các tổ chức tài chính phi ngân hàng bằng cách ra lệnh chuyển khoản, vẫn có thể tồn tại một khoảng thời gian giữa giao dịch chuyển trả của khách hàng và việc các tổ chức tài chính phi ngân hàng thực sự nhận
được các khoản thanh tốn. Khi đó, rủi ro hoạt động (thường gắn với những vấn đề về quy trình, con người và kỹ thuật cơng nghệ) cũng có thể tạo ra khả năng các khoản hồn trả bị trì hỗn, làm phát sinh thêm các chi phí thực, hao tổn thời gian và cả những chi phí cơ hội đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Trong một số trường hợp, khả năng thanh tốn khách hàng lại có thể bị đe dọa bởi những vấn đề pháp lý phát sinh. Các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, hàng hóa, các phán quyết của cơ quan chức năng về kiểm soát, phong tỏa tài sản, hàng hóa hay các tài khoản giao dịch, những vấn đề phát sinh liên quan tới tài sản đảm bảo, nghĩa vụ bảo lãnh thanh tốn,... cũng có thể gián tiếp tạo ra RRTD hoặc làm cho các tổn thất do RRTD gây ra trở nên lớn hơn. Đối với các khoản vay dành cho đối tác có yếu tố nước ngồi, những quy định pháp lý, các biến động trong quan hệ ngoại giao, các phán quyết quốc tế, những quy định về trừng phạt các tổ chức, cá nhân có liên quan hay phong tỏa tài sản, thu nhập, kiểm soát chuyển khoản cũng có thể tạo ra những tác động tiêu cực tương tự, đe dọa khả năng hồn trả cho các tổ chức tài chính phi ngân hàng.