1 Rủi ro tái đầu tư là rủi ro lãi suất mà tổ chức tài chính phi ngân hàng phải đối diện khi trạng thái Tài sản Có đoản, tức là kỳ hạn của Tài sản Có ngắn hơn kỳ hạn của Tài sản Nợ.
5.3.2.1. Rủi ro thanh khoản đối với các tổ chức nhận tiền gử
Rủi ro thanh khoản được hiểu khi lượng tiền mặt từ nguồn vốn huy động và các khoản tiền gửi thêm thấp. Ngược lại, nhu cầu rút tiền nhiều, cao hơn so với lượng tiền huy động thêm được từ người gửi tiền và dự trữ tiền mặt. Nguyên nhân có thể do: suy thoái kinh tế nên người dân muốn rút tiền về, sự cạnh tranh từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác khiến cho khách hàng muốn cơ cấu lại tiết kiệm của họ nên họ tới rút tiền để gửi sang tổ chức tài chính phi ngân hàng khác...
Do đặc thù của các tổ chức nhận tiền gửi là mang tính địa phương, tương đồng, phạm vi hoạt động trong một địa bàn nhỏ hẹp nên khả năng
tăng lãi suất huy động để thu hút tiền gửi trong thời gian ngắn hạn là rất thấp. Chính vì thế, trong trường hợp xảy ra rủi ro thanh khoản, các tổ chức nhận tiền gửi chấp nhận giảm lợi nhuận và quy mô của tổ chức để giải quyết rủi ro bằng cách tìm đến các nhà đầu tư và thị trường để: (1) Bán lại tài sản thế chấp trên thị trường tài chính; (2) Vay mượn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng; (3) Bán các tài sản để có thể chuyển đổi thành tiền như: trái phiếu, cổ phiếu...
Riêng với Liên hiệp tín dụng, do các khoản cho vay ngắn hạn, vì thế tài sản thế chấp quá nhỏ, giá trị món vay quá nhỏ nên tính thanh khoản thấp. Khi xảy ra rủi ro thanh khoản, các Liên hiệp tín dụng thường khắc phục bằng cách vay tiền từ quỹ cho vay khẩn cấp CLF (chỉ có Hoa Kỳ) hay cịn được gọi là Liên hiệp tín dụng của các Liên hiệp tín dụng. CLF là bộ phận của một hệ thống lớn hơn gọi là Mạng lưới Liên hiệp tín dụng doanh nghiệp, bao gồm Liên hiệp tín dụng trung ương và nhiều doanh nghiệp Liên hiệp tín dụng khác.
Nếu Liên hiệp tín dụng nhận thấy một làn sóng rút tiền bất ngờ mà khơng có sự bù đắp ngân quỹ của những khoản tiền gửi mới, nó có thể mất khả năng thanh khoản. Ở Mỹ, các Liên hiệp tín dụng có thể mượn từ CLF để giải quyết tức thời vấn đề tính lỏng này. “Liên hiệp tín dụng của các Liên hiệp tín dụng” này không chỉ cung cấp tính thanh khoản tạm thời mà còn cung cấp các khoản đầu tư và dịch vụ thanh tốn cho Liên hiệp tín dụng mà cịn giữ sự ổn định và hoạt động mềm dẻo/linh hoạt cho Liên hiệp tín dụng). Tuy nhiên, nếu số lượng thiếu hụt tiếp tục tăng, Liên hiệp tín dụng phải tìm kiếm biện pháp khắc phục lâu dài. Các tổ chức nhận tiền gửi có khả năng hơn Liên hiệp tín dụng trong việc tăng các khoản tiền gửi bởi chúng có thể quan hệ với nhiều thị trường khác nhau. Các tổ chức nhận tiền gửi có thể thu hút các khoản tiền gửi từ nhà đầu tư quốc tế, còn thị trường tiềm năng của những người gửi tiền vào Liên hiệp tín dụng thì mang tính địa phương do bị giới hạn bởi những khách hàng là thành viên. Vì thế Liên hiệp tín dụng ít có khả năng gia tăng các khoản tiền gửi một cách nhanh chóng.