Chương 5 QUẢN TRỊ RỦI RO

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 39 - 42)

QUẢN TRỊ RỦI RO

Mục tiêu: Sau khi nghiên cứu chương này, người học sẽ nắm được

những kiến thức cơ bản của chuyên ngành về quản trị rủi ro của các tổ chức tài chính phi ngân hàng bao gồm quản trị rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro thanh khoản. Trong quá trình học tập và nghiên cứu chương này, người học sẽ tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng phân tích, ra các quyết định về lựa chọn các giải pháp và công cụ quản trị rủi ro, lập kế hoạch R&D nhận dạng, đo lường, thiết kế các mơ hình và giải pháp kiểm sốt rủi ro và tài trợ tổn thất; có kỹ năng tổ chức làm việc theo nhóm để giải quyết các vấn đề; lập, trình duyệt và thuyết trình các vấn đề trong quản trị rủi ro của các tổ chức tài chính phi ngân hàng.

5.1. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT

5.1.1. Nhận dạng và đo lường rủi ro lãi suất

Như đã trình bày trong chương đầu của cuốn sách này, khi đối diện với sự khơng trùng khớp về kỳ hạn thanh tốn và các trách nhiệm pháp lý ngay trong quá trình thực hiện nghiệp vụ chuyển đổi tài sản, các tổ chức tài chính phi ngân hàng sẽ có thể gặp phải nguy cơ chịu tổn thất do biến động lãi suất. Ở một khía cạnh khác, sự không chắc chắn của lãi suất dẫn tới sự không chắc chắn về chi phí và thu nhập của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Theo cách tiếp cận đó, rủi ro lãi suất là rủi ro đối với giá trị thu nhập (hoặc giá trị vốn chủ sở hữu) do biến động lãi suất trên thị trường.

Khi đề cập tới rủi ro, các nhà nghiên cứu thường đề cập tới các “hiểm họa” trên thị trường chính là các nguyên nhân dẫn đến tổn thất và các nguy cơ chính là các tác nhân làm tăng khả năng xảy ra mất mát. Với tiếp cận phân loại rủi ro căn cứ vào việc “hiểm họa” và nguy cơ có

song hành với cơ hội hay khơng, ta có hai loại rủi ro lãi suất cơ bản là: rủi ro lãi suất thuần túy và rủi ro lãi suất suy đốn. Theo đó, rủi ro lãi suất thuần tuý tồn tại khi một nguy cơ tổn thất không đi kèm với cơ hội kiếm lời và rủi ro lãi suất suy đoán tồn tại khi cơ hội sinh lời đi cùng với nguy cơ tổn thất.

Về nguyên tắc, nếu tổ chức tài chính phi ngân hàng lo ngại lãi suất tăng gây ra những tổn thất thì cũng có khả năng lãi suất giảm có thể tạo ra những cơ hội kiếm lời và ngược lại. Do vậy, có thể xếp rủi ro lãi suất vào nhóm rủi ro suy đốn, nghĩa là cùng với khả năng lãi suất biến động có thể gây thiệt hại thì cũng tồn tại khả năng lãi suất tạo ra cơ hội kiếm lời cho một tổ chức tài chính phi ngân hàng.

Ví dụ 5.1. Ảnh hưởng của tăng lãi suất tới lợi nhuận của một tổ chức tài chính phi ngân hàng có cơ cấu kỳ hạn Tài sản Có dài hơn kỳ hạn của Tài sản Nợ.

Giả sử một tổ chức tài chính phi ngân hàng A đã thực hiện phát hành chứng khoán thứ cấp trị giá 100 triệu USD với kỳ đáo hạn 1 năm để mua một tài sản tài chính có giá trị tương đương 100 triệu USD với kỳ hạn 2 năm. Tình huống của A đó được thể hiện qua lược đồ sau:

Trong khoảng thời gian này, A có thể được xem là tài trợ ngắn (nghĩa là có kỳ tới hạn của khoản nợ phải trả ngắn hạn so với thời gian đáo hạn của tài sản).

Giả sử chi phí tài trợ của nợ vay là 9%/năm và lợi tức trên tài sản là 10%/năm. Trong năm đầu tiên, A có thể chốt lợi nhuận ở mức 1% khi tài trợ 100 triệu USD bằng vay ngắn hạn (kỳ hạn 1 năm) và mua tài sản dài

2 0 Nợ vay 1 100 triệu USD 1 Tài sản 100 triệu USD 0

hạn (kỳ hạn 2 năm). Như vậy, lợi nhuận năm thứ 1 của A là 1 triệu USD. Tuy nhiên, lợi nhuận năm thứ 2 của A là không chắc chắn. Nếu mức lãi suất khơng thay đổi và A có thể tái tài trợ bằng một khoản nợ của mình ở mức 9%/năm như ở năm thứ 1 thì A có thể tiếp tục thu lợi nhuận ở mức 1% (tức 1 triệu USD) vào năm thứ hai.

Thực tế là khả năng lãi suất sẽ có thể thay đổi giữa các năm 1 và 2. Nếu lãi suất tăng lên và A chỉ có thể huy động vốn vay với lãi suất 11%/năm ở năm thứ hai, khi đó lợi nhuận của A trong năm thứ hai sẽ âm, tức là A lỗ với tỷ lệ 1% (tương ứng lỗ 1 triệu USD). Như vậy, lợi tức mà A thu được ở năm đầu tiên sẽ dùng để bù đắp hết cho thua lỗ ở năm thứ hai. Điều đó cũng có nghĩa là nếu lãi suất huy động tăng với mức trên 1% trong năm thứ hai thì A lỗ.

Do vậy, khi một tổ chức tài chính phi ngân hàng giữ Tài sản Có kỳ hạn dài hơn so với nợ vay, họ sẽ có thể phải đối diện với khả năng tổn thất do việc tái tài trợ với chi phí đắt hơn khi lãi suất tăng lên trong tương lai. Rủi ro trong trường hợp này được gọi là rủi ro tái tài trợ.

Ví dụ 5.2. Ảnh hưởng của giảm lãi suất tới lợi nhuận của một tổ chức tài chính phi ngân hàng có cơ cấu kỳ hạn Tài sản Nợ dài hơn kỳ hạn của Tài sản Có.

Trái ngược với trạng thái của A trong ví dụ 5.1, một tổ chức tài chính phi ngân hàng B đã thực hiện phát hành chứng khoán thứ cấp trị giá 100 triệu USD với kỳ đáo hạn 2 năm để mua một tài sản tài chính có giá trị tương đương 100 triệu USD với kỳ hạn 1 năm. Tình huống của B được thể hiện qua lược đồ sau:

0 1 0 2 Tài sản 100 triệu USD Nợ vay 100 triệu USD 1

Với giả định tương tự như trong ví dụ 5.1, B có chi phí tài trợ bằng Nợ vay là 9%/năm trong suốt hai năm đồng thời có thu nhập từ việc mua Tài sản với lãi suất là 10%/năm.

Trong trường hợp này, B cũng phải chịu rủi ro lãi suất khi nắm giữ tài sản dài hạn liên quan đến nợ, B phải đối mặt với sự không chắc chắn về lãi suất mà B thực hiện việc tái đầu tư ngân quỹ trong năm thứ hai. Trong năm đầu tiên lợi nhuận của B là 1% (tức lãi 1 triệu USD). Đến cuối năm thứ 1, tài sản đó đáo hạn (tức là B thu hồi cả vốn và lãi, song số vốn khơng hồn cho chủ nợ bởi khoản vay này có kỳ đáo hạn là 2 năm) nên B tiếp tục tái đầu tư. Giả sử lãi suất đầu tư năm thứ hai chỉ đạt ở mức 8%/năm khi đó B sẽ phải đối mặt với một khoản lỗ với mức suy giảm 1% ở năm thứ 2 (tương đương B mất 1 triệu USD). Như vậy, lãi năm thứ 1 của B dùng để bù đắp cho tổn thất của năm thứ 2. Điều đó có nghĩa là nếu lãi suất đầu tư năm sau giảm hơn 2% so với năm trước thì B lỗ.

Do vậy, khi một tổ chức tài chính phi ngân hàng giữ Tài sản Có kỳ hạn ngắn hơn so với nợ vay, họ sẽ có thể phải đối diện với khả năng tổn thất do việc tái đầu tư với thu nhập thấp hơn khi lãi suất giảm trong tương lai. Rủi ro trong trường hợp này được gọi là rủi ro tái đầu tư1.

Với cách tiếp cận đó, có thể thấy rủi ro lãi suất là một phần không thể tách rời khỏi hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Biến động lãi suất có thể chính là nguồn tạo ra thu nhập dự kiến cho các tổ chức tài chính phi ngân hàng đồng thời cũng có thể gây ra những tổn thất đe dọa lợi ích của họ. Do vậy, để có thể tận dụng các cơ hội kinh doanh, trong khi vẫn có thể né tránh hiểm họa, kiểm sốt các rủi ro, chính là điều mà các tổ chức tài chính phi ngân hàng mong muốn thực hiện nhằm ngăn ngừa những tổn thất có thể xảy ra với họ khi lãi suất biến động.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)