Phân tích chất lượng tín dụng khách hàng vay

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 91 - 95)

1 Rủi ro tái đầu tư là rủi ro lãi suất mà tổ chức tài chính phi ngân hàng phải đối diện khi trạng thái Tài sản Có đoản, tức là kỳ hạn của Tài sản Có ngắn hơn kỳ hạn của Tài sản Nợ.

5.2.2.1. Phân tích chất lượng tín dụng khách hàng vay

Để đo lường rủi ro tín dụng tiềm tàng, các chun gia tín dụng có thể dựa trên các chỉ tiêu định tính và/hoặc các chỉ tiêu định lượng, hoặc sử dụng phối hợp cả các chỉ tiêu định định và định lượng. Thơng thường, việc phân tích chất lượng tín dụng khách hàng vay được thực hiện đối với cả các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính.

a) Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Là việc cán bộ tín dụng, các chuyên gia tài chính sẽ đánh giá khách hàng qua các chỉ tiêu tài chính:

- Phân tích các tỷ số thanh khoản: Hệ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Các hệ số thanh khoản thường được sử dụng là:

+ Hệ số thanh khoản hiện thời + Hệ số thanh khoản nhanh

+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát + Hệ số khả năng trả lãi.

- Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động (Activity ratios): Đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doang nghiệp, bao gồm:

+ Vòng quay hàng tồn kho + Vòng quay khoản phải thu + Kỳ thu tiền bình qn + Vịng quay tổng tài sản.

- Phân tích các tỷ số địn bẩy tài chính (cịn gọi là tỷ số nợ): Tỷ số địn bẩy tài chính là tỷ số đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty, bao gồm:

+ Hệ số so với vốn chủ sở hữu + Hệ số nợ so với tổng tài sản + Hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu + Hệ số nợ dài hạn

+ Phân tích hệ số khả năng hồn trả lãi vay.

- Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitabily ratios) + Hệ số thu nhập trên tổng đài

+ Khả năng sinh lời so với doanh thu + Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu + Khả năng sinh lợi so với tài sản (ROA) + Hệ số đòn bẩy tài chính.

b) Phân tích các chỉ tiêu phi tài chính

Là phương pháp dựa trên việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu này được thu nhập từ các nguồn thông tin cả bên trong và bên ngoài DN, bao gồm: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín trong quan hệ với các TCTD, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý của nhà lãnh đạo DN, môi trường kinh doanh của DN, khả năng ứng phó của DN trên thương trường... Hiện nay phân tích các chỉ tiêu phi tài chính được thể hiện qua mơ hình 6C bao gồm:

- Tư cách người vay (Character): Thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí để hồn trả khoản vay của KH, mục đích vay của KH có phù hợp với chính sách của NH hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với KH cũ, cịn KH mới thì cần thu nhập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như Trung tâm phòng ngừa rủi ro.

- Năng lực của người vay (Capacity): Thể hiện qua năng lực hành vi và năng lực pháp lý. Tùy thuộc vào luật pháp của quốc gia. Đối với cá nhân, dưới 18 tuổi không đủ tư cách ký hợp đồng TD, đối với DN, phải căn cứ vào giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm người điều hành.

- Thu nhập của người vay (Cash): Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn.

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để NH cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho NH. CBTD phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản người vay.

- Các điều kiện (Condition): Thể hiện qua xu hướng ngành và điều kiện kinh tế của người vay. CBTD và nhà phân tích tín dụng cần phải biết được xu hướng hiện hành công việc kinh doanh và ngành nghề của

người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến điều khoản tín dụng.

- Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như các thay đổi trong pháp luật và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của NH?

Hiện nay các TCTD Việt Nam đã xây dựng hệ thống xếp hạng TD nội bộ. Chấm điểm TD và xếp hạng KH nội bộ là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện những nghĩa vụ tài chính của một KH đối với một NH như việc trả lãi và trả gốc nợ vay khi đến hạn hoặc các điều kiện TD khác nhằm đánh giá, xác định rủi ro trong hoạt động TD của NH. Mức độ RRTD thay đổi theo từng đối tượng KH và được xác định thơng qua q trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào thơng tin tài chính và phi tài chính có sẵn của KH tại thời điểm chấm điểm TD và xếp hạng KH.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ rất quan trọng và là cách thức nâng cao CLTD mà các TCTD cần phải có. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ xây dựng phù hợp giúp đánh giá KH được nhất quán với các CBTD và giữa các CBTD với các cấp quản lý, giữa các chi nhánh của một hệ thống NBFI, giảm bớt tính đánh giá chủ quan, nâng cao chất lượng tín dụng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng, các TCTD sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nhằm đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro, từ đó có chính sách tín dụng và giới hạn cho vay phù hợp. Một sự xếp hạng cao của một KH đi vay chưa phải là chắc chắn trong việc thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay, mà chỉ là cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn về tín dụng đã được điều chỉnh theo dự kiến mức độ RRTD có liên quan đến KH là người đi vay và tất cả các khoản vay của KH đó.

Hệ thống xếp hạng tín dụng giúp TCTD quản trị RRTD, kiểm sốt mức độ tín nhiệm KH, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm KH, TCTD có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ

trong từng nhóm KH đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo hướng ưu tiên nguồn lực vào những nhóm KH an toàn.

Đối với các TCTD Việt Nam, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một yêu cầu bắt buộc trong hoạt động NH nhằm hướng hoạt động tín dụng của các TCTD đến gần hơn chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)