Bảo hiểm tiền gử

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 135 - 139)

1 Rủi ro tái đầu tư là rủi ro lãi suất mà tổ chức tài chính phi ngân hàng phải đối diện khi trạng thái Tài sản Có đoản, tức là kỳ hạn của Tài sản Có ngắn hơn kỳ hạn của Tài sản Nợ.

5.3.6. Bảo hiểm tiền gử

Mơi trường tài chính và rủi ro đạo đức là hai trong những nguyên nhân chính gây mất thanh khoản của quỹ bảo hiểm tiền gửi, gây nên sự đổ vỡ của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Điều này không chỉ đúng đối với quốc tế mà cả trong nước.

Đối với mơi trường tài chính như: Lãi suất tăng, giá dầu, bất động sản và hàng hóa sụt giảm ảnh hưởng tiêu cực lên các khoản cho vay về dầu, khí gas và nơng nghiệp ở khu vực Tây Nam nước Mỹ. Cạnh tranh

tăng làm xói mịn giá trị của tổ chức tài chính phi ngân hàng và các quy định tiền gửi trong suốt những năm 1980.

Còn rủi ro đạo đức, thường xảy ra trong tổ chức nhận tiền gửi khi các điều kiện về bảo hiểm tiền gửi và bảo hiểm các khoản nợ khác khuyến khích tổ chức đó chấp nhận rủi ro tài sản có bảo hiểm hơn là các rủi ro khơng có bảo hiểm.

Thua lỗ trong cho vay về dầu, ga và bất động sản trong những năm 1980 và cho vay bất động sản, chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp trong những năm 2000 - rủi ro định giá thấp hoặc rủi ro định giá sai của các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong hợp đồng bảo hiểm tiền gửi. Với bảo hiểm tiền gửi, một tổ chức có tỷ lệ địn bẩy cao có động lực lớn trong thực hiện các khoản đầu tư có rủi ro quá mức như các hoạt động cho vay.

Bảo hiểm tiền gửi với lãi suất cố định và rủi ro đạo đức: Không phân biệt giữa các hoạt động của các tổ chức cho vay có tính rủi ro và các tổ chức cho vay có tính bảo tồn. Kết quả là, trong giai đoạn lãi suất tăng cao, các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cố định gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn với mức lãi suất thấp.

Do tiền gửi được bảo hiểm, các nhà quản lý của các tổ chức tài chính phi ngân hàng chấp nhận tham gia vào dự án rủi ro (huy động với lãi suất cao) để bù cho khoản lỗ trong việc thực hiện khoản vay với lãi suất cố định. Bảo hiểm dựa trên cơ sở rủi ro có thể giải quyết vấn đề rủi ro đạo đức của các tổ chức trong việc chấp nhận rủi ro quá mức.

Như vậy, bảo hiểm tiền gửi dựa trên rủi ro sẽ hiệu quả nếu nó được định giá một cách công bằng. Tuy nhiên, sự thất bại của một số tổ chức tài chính phi ngân hàng làm phát sinh đáng kể chi phí xã hội, do đó các nhà quản lý có trách nhiệm, đặc biệt nhằm duy trì tính thanh khoản của các tổ chức này, thậm chí thực hiện hỗ trợ họ.

Ở thị trường tự do hóa hồn tồn, những tổ chức hoạt động tại các khu vực có dân cư thưa thớt có thể sẽ phải trả mức phần bù cao hơn nhiều để bù đắp cho việc thiếu cơ hội đa dạng hóa và đầu tư. Các tổ chức nhận tiền gửi này có thể phải đóng cửa nếu khơng được cơ quan quản lý hỗ trợ. Vì thế, hệ thống bảo hiểm dựa trên cơ sở rủi ro nghiêm ngặt có thể khơng phù hợp với hệ thống tài chính cạnh tranh thực sự.

Đối với kiểm soát việc chấp nhận rủi ro của tổ chức tài chính phi ngân hàng, có thể được cấu trúc theo 3 cách để giảm hành vi rủi ro đạo đức: Tăng nguyên tắc của cổ đông; Tăng nguyên tắc của nhà quản lý; Tăng nguyên tắc của người gửi tiền.

Tăng nguyên tắc của cổ đơng có hai cách áp dụng trong việc ngăn ngừa việc chấp nhận rủi ro quá mức là: Chương trình bảo hiểm tiền gửi dựa trên cơ sở rủi ro và yêu cầu vốn và các quy định đóng cửa tăng lên.

Yêu cầu về vốn và quy định đóng cửa: u cầu vốn tăng địi hỏi tỷ lệ địn bẩy thấp hơn. Cổ đơng có quyền lợi hơn trong việc thực hiện các khoản đầu tư rủi ro. Vốn dựa trên cơ sở rủi ro hỗ trợ phần bù bảo hiểm tiền gửi dựa trên rủi ro bằng cách tăng chi phí chấp nhận rủi ro của các cổ đơng tại tổ chức tài chính phi ngân hàng.

Trong một chừng mực mà giá trị theo sổ sách của vốn xấp xỉ với giá trị ròng thực hoặc giá trị thị trường của vốn, điều này thúc đẩy nguyên tắc của cổ đông bằng cách áp chi phí bổ sung cho chủ tổ chức tài chính phi ngân hàng cho việc chấp nhận rủi ro. Quy định đóng cửa tổ chức tài chính phi ngân hàng nghiêm ngặt hơn. Khơng thể đóng cửa tổ chức tài chính phi ngân hàng có giá trị rịng âm và vốn kém, các nhà quản lý thể hiện sự hoãn nợ quá mức.

Về ngắn hạn, sự hỗn nợ có thể giúp quỹ bảo hiểm tránh chi phí thanh khoản. Về dài hạn, chủ tổ chức tài chính phi ngân hàng kém có thêm động lực để phát triển và chấp nhận thêm rủi ro. Chiến lược này làm tăng thêm các khoản nợ tương lai của quỹ bảo hiểm và chi phí thanh khoản tổ chức tài chính phi ngân hàng.

Trong nguyên tắc quản lý, để ủng hộ cổ đông gia tăng và nguyên tắc người gửi tiền, các nhà quản lý đưa ra các điều kiện quan trọng để giải quyết các yếu kém như: kiểm tra (tiêu chuẩn kế toán nâng cao gồm giá trị thị trường của tài sản và nợ phải trả); Kiểm tra tại chỗ tất cả các tổ chức tài chính phi ngân hàng hàng năm; Kiểm toán độc lập. Sự trì hỗn/nhân nhượng về vốn: Đưa ra phạm vi hành động sửa chữa ngay lập tức (ví dụ: vốn hóa tốt, vốn hóa đầy đủ, vốn hóa kém) cùng với hành động bắt buộc theo yêu cầu của nhà quản lý tại mỗi phạm vi (gồm cả đóng cửa) - chính sách quản lý dựa trên quy định hơn là sự tự do.

Những quy định này hướng dẫn nhà quản lý hành động theo cách cụ thể thậm chí bắt buộc họ phải thực hiện như vậy. Hành động sửa ngay lập tức đòi hỏi các nhà quản lý phải thực hiện các hành động bắt buộc nếu tỷ lệ vốn của tổ chức tài chính phi ngân hàng giảm xuống.

Ví dụ: Khi tỷ lệ vốn của tổ chức tài chính phi ngân hàng ra ngồi khu vực 1 hoặc khu vực mức vốn hóa tốt. Điều khoản bắt buộc gồm: Hỗn chi trả cổ tức và chi phí quản lý, yêu cầu kế hoạch khôi phục vốn, hạn chế sự tăng trưởng tài sản, người nhận trong vòng 90 ngày, hạn chế lãi suất tiền gửi, hạn chế chi trả cho nhân viên, hoãn các khoản thanh toán cho các khoản nợ đồng tài trợ.

Về nguyên tắc người gửi tiền: Có thể cấu trúc tiền gửi trong NH để giảm ảnh hưởng của mức trần bảo hiểm như thế nào? FDIC bảo hiểm tiền gửi lên tới 250.000 đô la Mỹ trên một tài khoản cá nhân tại mỗi tổ chức tài chính phi ngân hàng. Vì thế, người gửi tiền cá nhân có thể mở rộng mức bảo hiểm trên 250.000 đô la Mỹ bằng cách thực hiện đồng tài khoản và gửi tiền ở nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng cùng một thời điểm. Cá nhân và công ty mong muốn gửi nhiều hơn 250.000 đô la Mỹ tiền gửi vào tổ chức tài chính phi ngân hàng thường thuê nhà môi giới gửi khoản tiền 250.000 đơ la Mỹ vào tổ chức tài chính phi ngân hàng trả mức lãi suất cao nhất, Nhà quản lý xem xét hoạt động này rủi ro vì 2 lý do:

Thứ nhất, Các tổ chức tài chính phi ngân hàng sẵn sàng trả lãi suất

cao nhất thường có nhu cầu tiền gửi cao nhất nhìn từ khía cạnh thanh khoản.

Thứ hai, khi khoản tiền gửi đến kỳ hạn thanh toán, rủi ro rút tiền

buộc tổ chức tài chính phi ngân hàng trả lãi suất cao hơn để giữ khoản tiền gửi này. Kết quả là, chi phí nguồn vốn cao hơn có thể buộc tổ chức tài chính phi ngân hàng thực hiện các hoạt động cho vay rủi ro hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 135 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)