1 Rủi ro tái đầu tư là rủi ro lãi suất mà tổ chức tài chính phi ngân hàng phải đối diện khi trạng thái Tài sản Có đoản, tức là kỳ hạn của Tài sản Có ngắn hơn kỳ hạn của Tài sản Nợ.
5.2.5. Quy trình quản trị RRTD
Trên lý thuyết, hệ thống quản trị RRTD thường bao gồm các bước cơ bản như trình bày trong hình 5.1
Hình 5.1. Các bước trong quy trình quản trị RRTD liên tục tiếp diễn
Nguồn: (Tony & Bart, 2009)
(i) Nhận diện RRTD
Trong phạm vi quy mơ và phạm vi của quy trình quản trị RRTD, người ta xác định tất cả các RRTD tiềm ẩn. Việc xác định có thể bắt đầu bằng cách phân tích các nguồn RRTD tiềm ẩn (ví dụ: giá nhà đất thấp hơn có thể dẫn đến thu hồi thấp hơn và tổn thất cao hơn khi vay thế chấp) hoặc xác định các mối đe dọa (ví dụ: yếu tố nào sẽ dẫn đến tổn thất cao hơn khi vay tín chấp). Việc xác định tất cả các RRTD đòi hỏi phải có
Nhận dạng Đo lường Ứng xử Triển khai
Tái đánh giá R R T D RR đã nhận dạng Cao Trung bình Thấp Tránh né Chuyển giao Giảm Chấp nhận RRTD đã được quản lý RR đã nhận dạng
kiến thức tốt về các sản phẩm đồng thời có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tốt trong việc hình dung về các hiểm họa và mối nguy cơ tiềm ẩn. Một RR quan trọng đối với NBFI trong khâu này chính là hạn chế về năng lực của đội ngũ nhân sự có liên quan.
(ii) Đo lường RRTD
Với các nguồn RRTD đã xác định, người ta cần định lượng RRTD và tổn thất dự kiến. Đối với RRTD, điều này có nghĩa là, người ta cần xác định xác suất mặc định thực tế và mức độ thay đổi của các yếu tố tác động tới rủi ro (ví dụ: xác suất tử vong của KHCN vay tín chấp, theo các thơng số quan trọng như giới tính, tuổi, nghề nghiệp và lối sống) ảnh hưởng đến xác suất RRTD mặc định. Hoặc tổn thất sẽ tăng bao nhiêu với khoản vay của KHCN đầu tư bất động sản nếu giá nhà đất giảm 10%? Đo lường rủi ro đòi hỏi phân tích thống kê kỹ lưỡng về các sự kiện trong quá khứ. Khi trong trường hợp các sự kiện trong quá khứ chỉ có sẵn ở một mức độ hạn chế, người ta sẽ phải áp dụng các mơ hình lý thuyết và kiến thức chuyên môn phức tạp hơn để định lượng RRTD.
(iii) Ứng xử với RRTD: Về cơ bản, NBFI có thể lựa chọn những ứng xử sau đối với RRTD
- Tránh né rủi ro: NBFI từ chối cho vay các KHCN quá rủi ro hoặc NBFI khơng hiểu rõ. Tránh né khơng có nghĩa là tránh mọi rủi ro, một chiến lược tốt sẽ đảm bảo lựa chọn các KHCN tốt và né tránh các KHCN có rủi ro vỡ nợ, rủi ro khác q cao. Ngồi ra, người ta có thể quyết định chỉ cho vay tới một hạn mức nhất định, hạn chế thương vụ cho vay tiếp xúc với các khoản đầu tư rủi ro. Điều này làm giảm nguy cơ phải đối diện với RRTD tập trung hóa.
- Giảm thiểu rủi ro: Một cách ứng xử giúp NBFI chấp nhận một phần RRTD, nhưng khơng phải là tồn bộ trạng thái RRTD khi cho vay đối với KHCN. Đối với các KHCN có rủi ro cao (nhưng vẫn trong vùng chấp nhận), NBFI có thể yêu cầu tài sản thế chấp mà có thể bán trong trường hợp KHCN vỡ nợ. Giá trị của tài sản thế chấp sẽ tạo ra một sự bảo vệ một phần và do đó giảm rủi ro cho ngân hàng. Trong những
trường hợp cá biệt, KHCN có thể u cầu bảo lãnh từ gia đình. Tất nhiên, giải pháp giảm thiểu rủi ro có thể khơng phải lúc nào cũng khả thi.
- Chấp nhận rủi ro: NBFI chấp nhận hoặc giữ lại RRTD như một phần của chiến lược kinh doanh. Chấp nhận RRTD thường được áp dụng khi NBFI triển khai cho vay với các nhóm, các đối tượng KHCN có nhiều thơng tin giúp kiểm sốt rủi ro. Đối với danh mục cho vay, RRTD dễ dàng được chấp nhận hơn khi danh mục cho vay đảm bảo sự đa dạng, nghĩa là khơng có khả năng thua lỗ cao sẽ xảy ra đồng thời trong tất cả các lĩnh vực và trong tất cả khu vực có liên quan thể hiện trong danh mục.
- Chuyển giao rủi ro: NBFI có thể tìm cách chuyển giao RRTD sang NBFI khác, công ty bảo hiểm hoặc các đối tác khác. Ví dụ như như NBFI có thể u cầu các khoản bảo hiểm tính mạng và sức khỏe đối với KHCN vay tín chấp, hoặc bảo hiểm thân vỏ vật chất xe cơ giới với KHCN vay mua ô tơ sử dụng cho mục đích gia dụng,... Đồng thời, thị trường tài chính phát triển với nhiều cơng cụ phái sinh mới cũng cũng thể đem lại các hình thức bảo đảm đa dạng giúp NBFI chuyển giao RRTD.
(iv) Triển khai
Một khi chiến lược quản trị RRTD đã được xác định, nó sẽ được triển khai thực hiện. Các yếu tố con người, mơ hình thống kê và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, các văn bản hướng dẫn đánh giá rủi ro, triển khai các quy trình nghiệp vụ sẽ cần được truyền thơng, huấn luyện và áp dụng liên tục. Đặc biệt, các chính sách cần cụ thể hóa thành văn bản, phân cấp quản trị RRTD, phân cấp phán quyết, các tình huống hướng dẫn, các phần mềm hỗ trợ cần được triển khai thống nhất, các giới hạn đối với các sản phẩm có RRTD cao, các sản phẩm mới cần được chú trọng. Những RRTD của NBFI liên tục được báo cáo và theo dõi. Việc thực hiện được giám sát bởi quản lý cấp cao tùy theo văn bản chính sách quy định có liên quan đến các sản phẩm của NBFI.
(v) Tái đánh giá quản trị RRTD
Đánh giá: Hiệu quả của chiến lược quản trị RRTD cần được đánh giá thường xuyên, để xem việc chấp nhận RRTD là có phù hợp với chiến
lược hay khơng và áp dụng các điều chỉnh khi cần thiết. Điều này liên quan đến việc đánh giá các quy trình thủ tục điều khiển hoạt động quản trị RRTD, các kết quả đo lường RRTD cũng cần được đánh giá về mức độ chính xác, kết quả của các ứng xử và kết quả xử lý RRTD, cũng như hiệu quả và chi phí cho các giải pháp bổ sung trong quản trị RRTD, đặc biệt là các giải pháp về đổi mới quy trình, cơng nghệ và con người cũng cần được đánh giá về mức độ phù hợp, trong mối quan hệ so sánh với các chi phí, cả chi phí thực và chi phí cơ hội của việc bỏ sót khách hàng tốt.