Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 62 - 66)

1 Rủi ro tái đầu tư là rủi ro lãi suất mà tổ chức tài chính phi ngân hàng phải đối diện khi trạng thái Tài sản Có đoản, tức là kỳ hạn của Tài sản Có ngắn hơn kỳ hạn của Tài sản Nợ.

5.1.3. Hoạt động quản trị rủi ro lãi suất

Triển khai công tác quản lý rủi ro lãi suất hiệu quả liên quan đến việc áp dụng bốn yếu tố cơ bản trong quản lý tài sản, nợ và các cơng cụ tài chính ngoại bảng:

(a) Thiết lập ban giám sát và quản lý cấp cao;

(b) Xây dựng đầy đủ các chính sách và thủ tục quản lý rủi ro; (c) Triển khai các hoạt động đo lường, giám sát và kiểm sốt rủi ro thích hợp; và

(d) Tiến hành kiểm sốt nội bộ tồn diện và kiểm tốn độc lập. Tùy thuộc vào tính phức tạp của hoạt động, mức độ rủi ro lãi suất và tính chất của sở hữu mà một tổ chức tài chính phi ngân hàng cụ thể sẽ áp dụng linh hoạt các yếu tố nói trên vào quản lý rủi ro lãi suất. Ví dụ như, với quy trình quản lý rủi ro lãi suất phức tạp thì tổ chức tài chính phi ngân hàng cần thiết lập hoạt động kiểm soát nội bộ đầy đủ bao gồm cả hoạt động kiểm toán nội bộ; ban giám sát cấp cao của tổ chức có trách nhiệm giám sát sự tuân thủ các chính sách và các giới hạn rủi ro.

Nhiệm vụ của các cá nhân tham gia vào việc đo lường, giám sát và các hoạt động kiểm soát phải được thực hiện độc lập, tách biệt với các nhà hoạch định chính sách kinh doanh và những người nắm giữ các vị trí lãnh đạo điều hành để đảm bảo tránh xung đột lợi ích.

Nhà quản trị rủi ro cần theo dõi rủi ro lãi suất trên nền tảng tiếp cận hợp nhất toàn tổ chức. Với trường hợp mơ hình của tổ chức tài chính phi ngân hàng có cấu trúc cơng ty mẹ - con, công ty mẹ cần phải chấp nhận các khác biệt pháp lý và những trở ngại có thể xảy ra đối với các dòng tiền mặt lưu chuyển giữa các chi nhánh và điều chỉnh quy trình quản lý rủi ro lãi suất cho phù hợp. Mặc dù việc hợp nhất có thể cung cấp biện

pháp tồn diện đối phó với rủi ro lãi suất, song cũng có thể đánh giá thấp rủi ro, ví dụ có thể dùng lợi thế của một chi nhánh để bù đắp cho các bất lợi chi nhánh khác. Việc xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro lãi suất trên cơ sở nền tảng hợp nhất cũng có thể làm phát sinh vấn đề đại lý. Do vậy, đồng thời với việc xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro lãi suất tập trung trên nền tảng hợp nhất, tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng cần theo dõi rủi ro lãi suất cá biệt của các công ty thành viên có sự nhạy cảm khác nhau với lãi suất/rủi ro lãi suất và/hoặc tham gia vào các hoạt động phức tạp, riêng biệt.

* Nhiệm vụ của hội đồng quản trị và quản lý cấp cao về rủi ro lãi suất

Sự giám sát hiệu quả của hội đồng quản trị và ban giám đốc là rất quan trọng đối với một quy trình quản lý rủi ro lãi suất hiệu quả. Điều thiết yếu là mỗi cá nhân nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giám sát và quản lý rủi ro lãi suất.

- Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị có trách nhiệm quyết định cuối cùng khi nhìn nhận tính chất và mức độ rủi ro lãi suất của NBFI. Hội đồng quản trị có trách nhiệm soạn thảo các chiến lược kinh doanh có tính đến ảnh hưởng của rủi ro lãi suất, khẩu vị rủi ro và chính sách quản lý rủi ro lãi suất của tổ chức. Ít nhất mỗi năm một lần, hội đồng quản trị hoặc ủy ban quản lý rủi ro thực hiện đánh giá lại chính sách quản lý rủi ro lãi suất cũng như các chiến lược kinh doanh chịu tác động của rủi ro lãi suất; rà soát các kịch bản chính sử dụng trong quản lý rủi ro lãi suất và kết quả của các thử nghiệm mức độ nhạy cảm với rủi ro lãi suất của họ; xem lại thiết kế của các kiểm tra mức độ chịu đựng rủi ro và ít nhất mỗi quý một lần họ xem lại kết quả phân tích.

Hội đồng quản trị cũng thực hiện phê duyệt các chính sách xác định các “tuyến” trách nhiệm và các kiểm tra mức độ chịu đựng rủi ro quyền quản lý rủi ro lãi suất của cấp dưới. Đồng thời, trách nhiệm của Hội đồng quản trị trong việc xem xét và phê duyệt các sản phẩm mới trước khi đưa

ra thị trường, cần đảm bảo rằng ban lãnh đạo thực hiện các bước cần thiết để xác định, đo lường, giám sát và kiểm sốt rủi ro lãi suất.

Ít nhất mỗi quý một lần, hội đồng quản trị hoặc ủy ban quản lý rủi ro, thực hiện xem lại thông tin đầy đủ chi tiết và kịp thời về các rủi ro lãi suất để có thể hiểu và đánh giá hiệu quả của ban quản lý cấp cao trong giám sát và kiểm soát các rủi ro lãi suất. Các cuộc đánh giá như vậy được tiến hành thường xuyên và có thể thực hiện với tần suất lớn hơn khi quy mô của tổ chức phát triển và sử dụng các công cụ kinh doanh phức tạp. Hội đồng quản trị cần đảm bảo rằng ban lãnh đạo cấp cao hiểu được rủi ro lãi suất mà tổ chức phải đối diện, NBFI có sẵn những nhân sự có kỹ năng, kỹ thuật cần thiết để đánh giá và kiểm soát những rủi ro lãi suất được nhận diện.

- Ban quản lý cấp cao về rủi ro lãi suất

Ban quản lý cấp cao có trách nhiệm ban hành chính sách và quy trình quản lý rủi ro lãi suất phù hợp cho cả kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng ngày. Ít nhất mỗi năm một lần, ban quản lý cấp cao thực hiện rà sốt các chính sách và quy trình quản lý rủi ro lãi suất để đảm bảo rằng chúng vẫn còn hiệu quả và thích hợp. Ban quản lý cấp cao cũng có trách nhiệm thực hiện:

(a) Thiết lập các giới hạn thích hợp đối với rủi ro;

(b) Xây dựng các hệ thống và tiêu chuẩn thích hợp để đo lường rủi ro lãi suất;

(c) Ban hành các tiêu chuẩn đánh giá trạng thái và đánh giá hiệu suất;

(d) Ban hành báo cáo rủi ro lãi suất tồn diện và quy trình đánh giá quản lý rủi ro lãi suất;

(e) Thực hiện kiểm soát nội bộ hiệu quả.

Ban quản lý cao cấp có trách nhiệm thiết lập các quy định phân tuyến, phân quyền rõ ràng về trách nhiệm quản lý và kiểm soát rủi ro lãi

suất, bao gồm cả việc xác định rõ trách nhiện của các cá nhân và/hoặc các ủy ban khi thực hiện quản lý rủi ro lãi suất khác nhau

Ban quản lý cấp cao cần đảm bảo rằng các phân tích và các hoạt động quản lý rủi ro liên quan đến rủi ro lãi suất được thực hiện bởi các nhân viên có thẩm quyền và kinh nghiệm, phù hợp với tính chất và phạm vi hoạt động của NBFI.

Ban quản lý cấp cao cần bảo đảm rằng có sự phân cơng nhiệm vụ trong q trình quản lý rủi ro để tránh xung đột tiềm ẩn về lợi ích. Ban quản lý phải đảm bảo rằng có đủ các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu các rủi ro tiềm năng do các cá nhân ở các bộ phận gây ảnh hưởng đến các các hoạt động điều tiết. Bản chất và phạm vi của các biện pháp này phải phù hợp với quy mô và cấu trúc của NBFI và cũng phải tương xứng với quy mô và mức độ phức tạp của rủi ro lãi suất phát sinh trong hoạt động kinh doanh của tổ chức.

* Các chính sách và quy trình quản lý rủi ro lãi suất

NBFI phải có chính sách và quy trình rõ ràng để hạn chế và kiểm soát rủi ro lãi suất.

Các chính sách này nên được xây dựng trên cơ sở hợp nhất và cố gắng hài hịa với các đơn vị (cơng ty con, chi nhánh) của tổ chức. Các chính sách và quy trình cần chỉ rõ trách nhiệm của các cá nhân/bộ phận trong việc ra quyết định về quản lý rủi ro lãi suất. Các chính sách như vậy cần xác định rõ các công cụ được ủy quyền (cụ thể hoặc theo loại), các chiến lược phòng ngừa rủi ro và các cơ hội định vị, bao gồm lý do sử dụng chúng và sử dụng các tham số định lượng để xác định giới hạn rủi ro. Trường hợp thích hợp, các giới hạn nên được tiếp tục cụ thể cho một số loại công cụ, danh mục đầu tư và các hoạt động.

Các quy trình để có được các cơng cụ cụ thể, quản lý danh mục đầu tư và kiểm soát rủi ro lãi suất tổng hợp phải được thiết lập.

Chính sách quản lý rủi ro lãi suất cần được xem xét ít nhất một lần mỗi năm và sửa đổi nếu cần. Các thủ tục và phê duyệt cụ thể cần thiết trong trường hợp phát sinh ngoại lệ, giới hạn và ủy quyền phải được xác định.

* Quản lý rủi ro lãi suất với sản phẩm mới

NBFI sẽ thiết lập các chính sách và phê duyệt các sản phẩm mới gắn với quản lý rủi ro lãi suất. Khi phân tích xem sản phẩm mới có chịu tác động của rủi ro lãi suất hay không, tổ chức này cần lưu ý rằng sự thay đổi về thời gian đáo hạn, định giá lại hoặc các điều khoản trả nợ có thể ảnh hưởng nhất định đến rủi ro lãi suất của sản phẩm.

* Các hoạt động phòng ngừa rủi ro

NBFI thường cân nhắc sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh để đầu tư và/hoặc quản lý thu nhập có tính đến rủi ro vốn. Mặc dù các cơng cụ phái sinh có thể phịng ngừa rủi ro lãi suất, nhưng việc ứng dụng khơng đúng cách của chiến lược phịng ngừa rủi ro này có thể làm cho các NBFI gặp những kết quả không mong đợi thậm chí có thể bị thiệt hại. Khi các công cụ phái sinh được sử dụng để giảm rủi ro lãi suất, tổ chức này phải tuân thủ các yêu cầu sau:

(a) Họ phải có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn tương xứng. (b) Họ phải xem xét các phát sinh của hoạt động phái sinh như rủi ro thanh khoản và chi phí bảo hiểm rủi ro.

(c) Hoạt động bảo hiểm rủi ro chỉ nên thực hiện khi hội đồng quản trị và ban quản lý cấp cao hiểu rõ chiến lược bảo hiểm rủi ro, bao gồm tiềm năng của nó, sự cân bằng giữa rủi ro và lợi ích.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)