1 Rủi ro tái đầu tư là rủi ro lãi suất mà tổ chức tài chính phi ngân hàng phải đối diện khi trạng thái Tài sản Có đoản, tức là kỳ hạn của Tài sản Có ngắn hơn kỳ hạn của Tài sản Nợ.
5.3. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
Như đã trình bày trong chương đầu tiên của cuốn sách này, dựa theo quan điểm của Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel (BCB) năm 1997 cho rằng, rủi ro thanh khoản của một tổ chức tài chính phát sinh do sự bất lực từ chính tổ chức đó để làm giảm nợ phải trả hoặc gia tăng nguồn vốn trong cơ cấu tài sản. Khi xảy ra trường hợp thâm hụt thanh khoản, các tổ chức tài chính phi ngân hàng sẽ tiếp cận phương án vay trên thị
trường tiền tệ nhằm bù đắp phần thâm hụt; hoặc nhanh chóng chuyển đổi tài sản kịp thời để gia tăng số vốn với một chi phí bỏ ra hợp lý nhất.
Ở một cách tiếp cận khác, rủi ro thanh khoản được định nghĩa là nguy cơ mất khả năng thanh lý một tài sản kịp thời với mức giá hợp lý
Tại Việt Nam, rủi ro thanh khoản là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại Điểm c Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN. Cụ thể: “Rủi ro thanh khoản là rủi ro do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó”.
Tóm lại, có thể hiểu khái niệm rủi ro thanh khoản như sau: “Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi tổ chức tài chính phi ngân hàng khơng có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp tổ chức tài chính phi ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh tốn”.
Rủi ro thanh khoản xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung - cầu thanh khoản trong mỗi tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong đó:
- Cung thanh khoản là khả năng thanh tốn của tổ chức tài chính phi ngân hàng trước những nhu cầu của khách hàng. Cung thanh khoản thường đề cập đến việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao và khả năng huy động vốn mới của các tổ chức này. Nguồn cung thanh khoản cho tổ chức tài chính phi ngân hàng bao gồm:
+ Các khoản tiền gửi có kì hạn từ một năm trở lên sẽ nhận được từ khách hàng;
+ Thu nhập từ việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ do tổ chức phát hành;
+ Các khoản tín dụng sẽ thu về;
+ Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng; + Vay mượn từ thị trường tiền tệ.
- Cầu thanh khoản được hiểu là những nhu cầu liên quan đến thanh tốn mà các tổ chức tài chính phi ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng. Thơng thường, những hoạt động tạo ra nhu cầu về thanh khoản bao gồm:
+ Khách hàng rút các khoản tiền gửi;
+ Chấp thuận đề nghị cho vay vốn của khách hàng; + Thanh toán các khoản phải trả khác;
+ Chi trả các chi phí liên quan cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ của tổ chức tài chính phi ngân hàng;
+ Thanh tốn cổ tức cho cổ đông.
Chênh lệch giữa cung và cầu thanh khoản tạo nên trạng thái thanh khoản ròng của tổ chức tại mọi thời điểm. Nếu cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản dẫn đến trạng thái thặng dư thanh khoản và đòi hỏi các tổ chức tài chính phi ngân hàng phải có phương án sử dụng mức thặng dư này cho đến khi chúng cần trong tương lai. Ngược lại, nếu cung thanh khoản thấp hơn cầu thanh khoản thì tổ chức tài chính phi ngân hàng sẽ phải đối phó với tình trạng thâm hụt thanh khoản. Tình huống này xảy ra đòi hỏi tổ chức cần phải bổ sung ngay một lượng cung thanh khoản nhằm giảm bớt tình trạng thâm hụt. Thơng thường, các tổ chức tài chính phi ngân hàng sẽ phải thường xun có các quyết định quản trị liên quan đến thâm hụt hay thặng dư thanh khoản bởi tình trạng cân bằng cung - cầu thanh khoản là hiếm khi xảy ra trên thực tế.