Hệ số an toàn vốn

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 135)

1 Rủi ro tái đầu tư là rủi ro lãi suất mà tổ chức tài chính phi ngân hàng phải đối diện khi trạng thái Tài sản Có đoản, tức là kỳ hạn của Tài sản Có ngắn hơn kỳ hạn của Tài sản Nợ.

5.3.5. Hệ số an toàn vốn

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR - Capital Adequacy Ratio) được nghiên cứu rất nhiều trên phạm vi toàn thế giới. Trong những năm gần đây, việc xác định một tỷ lệ an tồn vốn hợp lý cho các tổ chức tài chính phi ngân hàng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam. Tỷ lệ an toàn vốn là một chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính phi ngân hàng, được quy định rõ trong các quy định của các tổ chức tài chính phi ngân hàng quốc tế (chuẩn Basel). Ở Việt Nam, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%, theo quy định tại Thông tư 13/2010 của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ an toàn vốn được sử dụng như một chỉ số để tổ chức tài chính phi ngân hàng và nhà đầu tư nhận biết mức độ rủi ro của từng tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tỷ lệ này thường được sử dụng để báo hiệu cho người gửi tiền trước rủi ro của tổ chức tài chính phi ngân hàng và cũng nhằm mục đích tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống NHTM. Với tỷ lệ an tồn vốn này, nhà đầu tư có thể xác định được khả năng của tổ chức tài chính phi ngân hàng trong việc thực hiện thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và các rủi ro. Trong thực tế, khi tổ chức tài chính phi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn này, tổ chức tài chính phi ngân hàng đã có được khả năng chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ khách hàng của tổ chức tài chính phi ngân hàng mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)