Nguyên tắc quản trị rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 60 - 62)

1 Rủi ro tái đầu tư là rủi ro lãi suất mà tổ chức tài chính phi ngân hàng phải đối diện khi trạng thái Tài sản Có đoản, tức là kỳ hạn của Tài sản Có ngắn hơn kỳ hạn của Tài sản Nợ.

5.1.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro lãi suất

Các tổ chức tài chính phi ngân hàng khi quản trị rủi ro lãi suất cần tuần thủ các nguyên tắc sau:

(1) Hội đồng quản trị của một tổ chức phải chấp thuận chiến lược và chính sách liên quan đến quản lý rủi ro lãi suất và đảm bảo rằng ban quản lý cấp cao thực hiện các bước cần thiết để giám sát và kiểm soát những rủi ro này phù hợp với các chiến lược và chính sách đã được thơng qua. Hội đồng quản trị nên được thơng báo thường xun về lãi suất, tình hình rủi ro lãi suất, các tổn thất có thể và đã xảy ra... để đánh giá việc giám sát và kiểm soát rủi ro đảm bảo theo hướng dẫn của hội đồng quản trị về khẩu vị rủi ro.

(2) Quản lý cấp cao phải đảm bảo rằng cấu trúc hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính phi ngân hàng và mức độ rủi ro lãi suất (mà nó có thể quản lý có hiệu quả), các chính sách và thủ tục phù hợp được thiết lập để kiểm soát và hạn chế những rủi ro này, các nguồn lực được phải được chuẩn bị sẵn để đánh giá và kiểm soát rủi ro.

(3) Mỗi tổ chức tài chính phi ngân hàng cần xác định rõ bỏ các cá nhân (và/hoặc các ủy ban) chịu trách nhiệm quản lý rủi ro và đảm bảo rằng có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng trong các yếu tố chính của q trình quản lý để tránh xung đột lợi ích tiềm ẩn. Tổ chức tài chính này nên tiến hành độc lập chức năng kiểm soát trong các đơn vị kinh doanh và chức năng quản lý rủi ro lãi suất, được xác định rõ ràng các nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu của các văn bản hướng dẫn từ các cơ quan quản lý và các tổ chức hiệp hội ngành nghề.

(4) Các chính sách và quy trình quản trị rủi ro lãi suất của tổ chức tài chính phi ngân hàng cần được xác định rõ ràng và phù hợp với tính chất riêng và sự phức tạp trong hoạt động của tổ chức đó. Các chính sách này nên được áp dụng trên cơ sở hợp nhất để đảm bảo hài hòa ở cấp độ đơn vị tương đương (có tính đến yếu tố nước ngồi trong địa bàn hoạt động của tổ chức, nhằm đảm bảo có thể xử lý được các phân biệt về pháp

lý gây ảnh hưởng đến việc dịch chuyển dòng tiền giữa các đơn vị thành viên của tổ chức đó).

(5) Các tổ chức tài chính phi ngân hàng nên xác định những rủi ro thuần túy trong các sản phẩm mới và các hoạt động; đảm bảo chắc chắn rằng các biện pháp quản trị rủi ro lãi suất được thực hiện đầy đủ và kiểm soát trước chúng xảy ra. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro chủ yếu hoặc các giải pháp sáng kiến quản lý cần được sự phê duyệt trước của ban giám đốc đối với một hệ thống quản trị rủi ro lãi suất theo hướng tập trung.

(6) Các tổ chức tài chính phi ngân hàng nên có hệ thống quản lý rủi ro lãi suất có thể nhận diện tất cả các nguồn rủi ro lãi suất và đánh giá ảnh hưởng của thay đổi lãi suất theo những cách tương thích với phạm vi các hoạt động của họ. Các giả định nằm trong hệ thống phải được các nhà quản lý rủi ro và quản lý hoạt động của tổ chức hiểu một cách thấu đáo.

(7) Các tổ chức tài chính phi ngân hàng phải thiết lập và thực thi các ngưỡng hoạt động và thực hiện các biện pháp để duy trì mức an tồn với chính sách nội bộ của họ.

(8) Tổ chức tài chính phi ngân hàng phải tính đến mức tổn thất trong bối cảnh điều kiện thị trường “căng thẳng” - khi mà của chính các giả định đổ vỡ - Tổ chức này cần xem xét những kết quả đó khi xem xét, cập nhật chính sách và ngưỡng rủi ro lãi suất.

(9) Tổ chức tài chính phi ngân hàng phải có hệ thống thơng tin tương thích với hoạt động đo lường, kiểm sốt và đánh giá mức độ rủi ro lãi suất nói chung và mức độ rủi ro lãi suất cá biệt đối với các tài sản và nghiệp vụ kinh doanh. Báo cáo phải được cung cấp kịp thời cho hội đồng quản trị cấp cao và các bộ phận có liên quan trong hệ thống quản trị.

(10) Tổ chức tài chính phi ngân hàng phải có hệ thống kiểm sốt nội bộ đủ để bao qt tồn bộ q trình quản lý rủi ro lãi suất. Thêm vào đó, hệ thống kiểm sốt nội bộ cần thường xuyên đánh giá một cách khách quan tính hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro, đảm bảo rằng các sửa đổi

hoặc cải tiến của hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện nhằm tương thích với quản trị rủi ro lãi suất. Kết quả của những bài đánh giá như vậy nên được có sẵn cho Giám sát các NBFI theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)