Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 139 - 140)

1 Rủi ro tái đầu tư là rủi ro lãi suất mà tổ chức tài chính phi ngân hàng phải đối diện khi trạng thái Tài sản Có đoản, tức là kỳ hạn của Tài sản Có ngắn hơn kỳ hạn của Tài sản Nợ.

5.3.7. Các giải pháp khác

- Thực hiện việc cơ cấu lại Tài sản Nợ và Tài sản Có cho phù hợp. Đây là cơng việc đầu tiên và căn bản trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Muốn hạn chế nguy cơ rủi ro thanh khoản, các tổ chức này cần xem lại cơ cấu danh mục Tài sản Nợ, Tài sản Có cho phù hợp, bao gồm các vấn đề liên quan đến việc cơ cấu lại nguồn vốn huy động và sử dụng vốn; cơ cấu lại giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Điều chỉnh hợp lý cơ cấu vốn đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm

và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Các tổ chức

tài chính phi ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác). Điều đó giúp đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc để ứng phó với các tình huống khi xảy ra rủi ro thanh khoản.

- Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: Sự không cân đối về kỳ hạn

giữa Tài sản Nợ và Tài sản Có của tổ chức tài chính phi ngân hàng là lý do quan trọng làm cho các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau cũng làm cho các tổ chức này gặp khó khăn trong việc kiểm sốt dịng tiền ra và dịng tiền vào của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2 (Trang 139 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)