- Chính phủ mỗi bên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn của mình ký các hợp đồng dài hạn trao đổi một số sản phẩm có thế mạnh của mỗi nước như:
3.3.2.1. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu và thông tin thị trường làm cơ sở để xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả
xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả
Các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm thông tin không nên ỷ lại trông chờ vào Nhà nước. Doanh nghiệp cần đầu tư kinh phí để đi tiếp thị, tổ chức tham quan, khảo sát, tham gia hội chợ để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng mới tại thị trường Trung Quốc.
Mỗi doanh nghiệp phải xây dựng một bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường có năng lực, có khả năng thu thập và xử lý thông tin, có những kênh nghiên cứu riêng của mình về thị trường Trung Quốc, không nên dựa hoàn toàn vào Nhà nước bởi mạng lưới thông tin của Chính phủ sẽ khó có thể cung cấp một cách chi tiết những thông tin mà doanh nghiệp cần.
Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng để cập nhật thông tin về xu hướng và diễn biến của thị trường, các thay đổi trong chính sách thương mại của Trung Quốc để kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp.
Mỗi đơn vị kinh doanh xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc phải xây dựng cho mình một chiến lược thị trường phù hợp vì Trung Quốc là một thị trường lớn với nhiều khu vực hành chính, có những đặc điểm rất khác nhau về nhu cầu và có
thế mạnh riêng nên việc nghiên cứu để tìm ra những mặt hàng có thể bổ sung và khai thác thế mạnh của nhau là rất quan trọng.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu để tạo thế cho hàng nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng giá thấp giữa các doanh nghiệp trong nước để giành giật thị trường, bạn hàng. Các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu bổ sung cho nhau có thể chia sẻ thông tin và cùng nhau xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường; Đoàn kết, hỗ trợ nhau tại thị trường Trung Quốc để đủ sức đương đầu với sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp Trung Quốc và các nước ASEAN khác.
Doanh nghiệp cần đầu tư công sức để nghiên cứu tìm hiểu hệ thống luật pháp của Trung Quốc, các quy định hiện hành, các luật lệ mới ban hành có liên quan đến thuế nhập khẩu, chính sách biên mậu, quy định về giám định hàng hóa nhập khẩu để vận dụng vào thực tế kinh doanh của mình.
Doanh nghiệp phải có chiến lược xúc tiến thương mại quy mô và bài bản, cần vận dụng cả hai hình thức xuất khẩu chính ngạch và biên mậu, tập trung khai thác những điều kiện thuận lợi của thương mại biên giới để tăng cường xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc. Nên quan tâm đến thị trường Hải Nam, một tỉnh trẻ của Trung Quốc với khoảng 8 triệu dân, có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến và đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại nông sản như cao su, dừa…
Để giảm bớt các rủi ro trong xuất khẩu biên mậu, doanh nghiệp cần quyết tâm theo đuổi con đường xuất khẩu chính ngạch và thanh toán qua ngân hàng theo hình thức L/C để đưa nông sản tới các khu vực phát triển của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh…Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường một cách bài bản và chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Bài học của doanh nghiệp sản xuất bánh đậu xanh Gia Bảo (Hải Dương) rất đáng tham khảo. Năm 2010, công ty Gia Bảo xuất khẩu bánh đậu xanh đạt kim ngạch 10 triệu Nhân dân tệ, tăng 130% so với năm 2009, trên hầu khắp các siêu thị lớn nhỏ ở Trung Quốc, người ta có thể dễ dàng mua được bánh đậu xanh Gia Bảo của Việt Nam. Có hai yếu tố quyết định sự thành công của công ty Gia Bảo tại thị trường Trung Quốc.
Đầu tiên, là việc lựa chọn nhà phân phối ủy quyền có uy tín, năng lực và kinh nghiệm bán các sản phẩm nông sản Việt Nam tại Trung Quốc. Thứ hai, là việc đăng ký thương hiệu độc quyền bánh đậu xanh Gia bảo tại Trung Quốc. Khi đã gây dựng được thương hiệu, doanh nghiệp phải cam kết trung thành, giữ vững uy tín cho thương hiệu để phát triển bền vững.
Các doanh nghiệp nên giao dịch, xuất khẩu hàng hóa trực tiếp với các công ty, tập đoàn có danh tiếng của Trung Quốc, hạn chế giao dịch qua thương nhân môi giới vì dễ bị lừa, bán hàng xong không thu lại được tiền vì ở Trung Quốc bên cạnh nhiều doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, có tiềm lực, có uy tín cũng còn không ít các công ty, xí nghiệp giả mạo, lừa lọc đang hoạt động. Trước khi ký hợp đồng với khách hàng chưa quen biết, doanh nghiệp nên thông qua các Hội xúc tiến Thương mại, các Sở Thương mại, Cục quản lý hành chính Công thương hoặc cơ quan chuyên trách của Trung Quốc để thẩm tra độ tin cậy của khách hàng.
Theo quy định của Bộ Thương mại Trung Quốc, chỉ một số doanh nghiệp đặc biệt do Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ định và cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thẩm tra lý lịch thương nhân và khả năng kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc. Doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu thẩm tra đối tác Trung Quốc đều phải thông qua các doanh nghiệp này và trả chi phí theo yêu cầu thẩm tra. Vì vậy, trước khi ký các hợp đồng lớn, doanh nghiệp Việt Nam nên ủy thác cho doanh nghiệp Trung Quốc nói trên trợ giúp.