Một số khó khăn

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 121 - 123)

D. Nhu cầu của nước nhập khẩu

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của

3.1.2. Một số khó khăn

a. Những khó khăn chủ quan

Điều đáng quan ngại là việc trao đổi hàng nông sản với Trung Quốc chủ yếu đều do các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thực hiện, một số đánh quả từng chuyến, từng vụ; một số buôn lậu kiếm chút lời thông qua chênh lệch giá nên năng lực tiếp cận thị trường xuất khẩu rất yếu. Trong khi đó chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ về thuế, về thanh toán chưa thích hợp và chậm được đổi mới. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó khăn do thiếu tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng. Vì vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Thailand và các nước ASEAN khác tại Trung Quốc sẽ rất khó khăn kể cả khi chúng ta được hưởng mức thuế suất 0%.

Ngoài vấn đề thuế suất, nông sản Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện cơ sở vật chất cho kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất yếu, phân công giữa các Bộ, Ngành chưa rõ ràng nên nhiều khi hàng hóa phải nằm chờ hàng tuần ở biên giới. Cơ sở vật chất cho bảo quản yếu và thiếu nghiêm trọng và khó có thể khắc phục ngay trong một vài năm tới.

Thêm vào đó, sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam còn thấp cả về chất lượng, mẫu mã, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, khả năng tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các hợp đồng lớn.

Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng phục vụ trao đổi thương mại như hệ thống giao thông đường bộ lên biên giới rất khó khăn, đường sắt vận tải hàng hóa không thường xuyên, nối tuyến kém, nhất là thiếu toa bảo ôn cho vận chuyển rau quả tươi; trang bị cơ sở vật chất tại các cửa khẩu còn yếu; hệ thống kho lạnh bảo quản hàng hóa tại biên giới để hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu chưa được xây dựng nên Việt Nam chưa khai thác có hiệu quả yếu tố gần kề về địa lý để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc.

Tại thị trường Trung Quốc có sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng nông sản của Việt Nam với các nước ASEAN khác. Do điều kiện địa lý gần giống nhau nên cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của các nước ASEAN tương tự như Việt Nam. Ngoài ra nông sản Việt Nam còn phải cạnh tranh với nhiều đối thủ có sức mạnh trong xuất khẩu nông sản như EU, Mỹ, Nhật.

Đối với Thailand: Nhờ Hiệp định mậu dịch tự do song phương Thái - Trung về hàng nông sản, Thailand đã tạo được thế đứng vững chắc hơn tại thị trường Trung Quốc với 188 mặt hàng rau quả được hưởng thuế suất bằng 0% từ 10/2003. Chính phủ và doanh nghiệp Thailand đều nỗ lực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao năng suất và sản lượng nông sản, đảm bảo tốt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu của Trung Quốc. Thailand đã ký với Trung Quốc Hiệp định hợp tác hải quan phục vụ chung cho mậu dịch Trung, Lào, Miến, Thái; Hiệp định tiêu chuẩn và hợp chuẩn Trung - Thái (MRA) công nhận lẫn nhau về giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa tạo điều kiện giảm bớt thời gian làm thủ tục thông quan, đưa nhanh sản phẩm vào thị trường.

Trung Quốc và Thailand cùng tài trợ nâng cấp, phá thác ghềnh thông tuyến vận tải đường thủy trên sông Mekong tạo thuận lợi cho nông sản Thailand thâm nhập thị trường Trung Quốc. Thailand còn mở đường hàng không nối Bangkok với Côn Minh với tần suất 01chuyến/ngày để đáp ứng nhu cầu vận tải rau quả tươi xuất khẩu vào Trung Quốc.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa chủ động đàm phán với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây để điều chỉnh chính sách và phương thức kinh doanh cho phù hợp với thực tiễn, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc giúp nông sản thâm nhập vững chắc vào Trung Quốc.

Đối với các nước ASEAN khác: ASEAN, Mỹ, EU là những nước đứng đầu về xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc. ASEAN có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào Trung Quốc đạt 25%/ năm ở tất cả các nhóm hàng nông sản, trong đó Thailand, Malaysia và Philippine xuất khẩu vào Trung Quốc đạt kim ngạch cao. Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thailand nhưng gạo Việt Nam thường chỉ chiếm từ 8 - 10% kim ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc

hàng năm. Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn cao su thiên nhiên nhưng cao su Việt Nam chỉ chiếm thị phần khoảng 25% năm 2010, thấp hơn nhiều so với Thailand, Malaysia và Indonesia. Điều này cho thấy sức cạnh tranh còn thấp của nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là do chất lượng, điều kiện giao hàng, giá cả không đảm bảo.

Đối với các nước Mỹ, EU: Các nước Mỹ, Canada, Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ đều là những nước có thế mạnh về nông sản. Có thể nói về nhiều mặt các nước trên có điều kiện trao đổi thương mại với Trung Quốc không thuận lợi bằng Việt Nam. Chúng ta được hưởng thuế suất ưu đãi của Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, vị trí địa lý cận kề, bạn hàng truyền thống nhiều năm nhưng vẫn không phải là nước cung ứng lớn, thường xuyên, lâu dài những mặt hàng cao su, rau quả, bông cho Trung Quốc. Trên thực tế EU, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước ASEAN khác vẫn là bạn hàng nhập khẩu lớn của Trung Quốc. Các nước này hơn hẳn Việt Nam về trình độ sinh học tiên tiến để sản xuất ra các sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, công nghệ phân lọai hàng, đóng gói bao bì, bảo quản, vận tải rất chuyên nghiệp nên sức cạnh tranh vượt trội so với nông sản Việt Nam.

Tuy đã đạt được một số thành tích trong xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc nhưng thực tế sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam còn yếu tại thị trường này. Đòi hỏi chúng ta trong những năm tới phải quyết liệt hơn trong việc nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu bền vững vào Trung Quốc.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w