Phương thức thanh toán trong xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 103 - 105)

D. Nhu cầu của nước nhập khẩu

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của

2.2.4.5. Phương thức thanh toán trong xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc

Hàng nông sản xuất khẩu qua biên giới Việt - Trung rất đa dạng về chủng loại, số lượng và chất lượng, có loại đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia

nhưng cũng có loại chưa được đánh giá về phẩm cấp, nhất là hàng hóa trao đổi ở chợ biên giới.

Hình thức thanh toán chủ yếu là hàng đổi hàng, hàng - tiền trao đổi và thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, tiền Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ.

Ngày 26/5/1993, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ký hiệp định thanh toán và hợp tác, trong đó quy định rõ những hình thức thanh toán phục vụ cho xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước và giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp trong công tác thanh toán. Hai bên cho phép ngân hàng thương mại của mình được mở quan hệ đại lý thanh toán, tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp.

Về phía Việt Nam, trong quá trình triển khai Hiệp định, Ngân hàng Nhà nước còn cho phép Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Công Thương ngoài việc thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi còn triển khai thanh toán bằng đồng bản tệ của hai nước.

Mặc dù ngân hàng hai nước đã có nhiều cố gắng, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc thanh toán qua ngân hàng trong trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt - Trung vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Các doanh nghiệp chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, phần lớn sử dụng đồng Nhân dân tệ. Trong trao đổi biên mậu, hơn 90% các thanh toán là bằng đồng Nhân dân tệ.

Cơ chế hình thành tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ và Đồng Việt Nam hiện nay vẫn do các “Ngân hàng vỉa hè” (do các doanh nghiệp mở để làm nghiệp vụ đổi tiền ở khu vực biên giới) xác định. Các Ngân hàng vỉa hè này căn cứ vào tình hình cung cầu và buôn bán trao tay để định ra tỷ giá giao dịch hàng ngày, mức độ biến động không có giới hạn. Tháng 3 năm 2011, tại chợ Móng Cái có hơn 80 hộ làm nghiệp vụ đổi tiền đăng ký hoạt động.

Những đặc điểm trên cho thấy, hoạt động trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt - Trung là một hình thức thương mại quốc tế tương đối đặc biệt. Tính chất đặc thù này được quy định bởi các nhân tố sau đây:

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương biên giới còn thấp hơn so với những vùng khác.

- Vân Nam, Quảng Tây và các tỉnh Tây Nam Trung Quốc là một thị trường tương đối đặc biệt có ưu thế của một thị trường lớn, gần gũi và yêu cầu không cao.

- Điều kiện để các chủ thể Việt Nam tham gia trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt - Trung rất đơn giản, chỉ là có vốn, có nguồn hàng và nơi tiêu thụ, nhiều khi không cần phải có trình độ về kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Phương thức giao hàng, thanh toán, vận chuyển rất đặc thù, không tuân theo các chuẩn mực của thương mại quốc tế nên dễ xảy ra trường hợp lừa gạt lẫn nhau, bắt giữ hàng hóa của nhau. Mặc dù hai nước đã có nhiều nỗ lực trong lĩnh vực này nhưng hiện tượng trên vẫn diễn ra khá phổ biến.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 103 - 105)