Nhu cầu nhập khẩu một số hàng nông sản của thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 88 - 95)

D. Nhu cầu của nước nhập khẩu

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của

2.2.3. Nhu cầu nhập khẩu một số hàng nông sản của thị trường Trung Quốc

a. Nhu cầu nhập khẩu gạo.

Theo dự báo của USDA tháng 12/2010, sản lượng lúa gạo của Trung Quốc niên vụ 2010 - 2011 ước tính khoảng 139,3 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù là nước sản xuất lúa gạo lớn nhưng hàng năm Trung Quốc vẫn nhập khẩu gạo, chủ yếu là các loại gạo cao cấp, gạo đặc sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận dân cư có thu nhập cao. Thailand là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Trung Quốc, có năm chiếm hơn 90% lượng gạo nhập khẩu, trong đó gần 50% là gạo thơm hương lài. Nhìn chung, Việt Nam chỉ chiếm thị phần khoảng 8% lượng gạo nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc. Nguyên nhân là chất lượng và chủng loại gạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Năm 2007, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc là 42.720 tấn, đạt kim ngạch 15,94 triệu USD, chiếm 0,94% tổng lượng gạo xuất khẩu và chiếm 1,06% kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc chỉ đạt 3.049 tấn, với kim ngạch 1,43 triệu USD, chiếm 0,064% tổng lượng gạo xuất khẩu và chiếm 0,049% kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Như vậy giá gạo xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2008 thấp hơn chỉ bằng 76% giá xuất khẩu gạo bình quân của cả nước. Năm 2010, do những khó khăn về thời tiết như hạn hán và lũ lụt phá huỷ vụ mùa tại hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây, nơi sản xuất tới 17% tổng lượng gạo hàng năm của Trung Quốc nên lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh đạt 124.466 tấn, với kim ngạch 54.6 triệu USD, chiếm gần 33% lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc.

Tại Trung Quốc gạo Việt Nam còn phải cạnh tranh với gạo Nhật sau khi hai nước ký thỏa thuận chính thức về việc hủy bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo từ Nhật mà Trung Quốc đã áp dụng từ 4 năm trước. Gạo Nhật có chất lượng và phẩm cấp

tốt nên sẽ là một thách thức đối với gạo Việt Nam tại thị trường này. Tuy nhiên theo dự báo của Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật, sản lượng gạo của Nhật giảm đáng kể do nhiệt độ tăng vì lượng dioxit các bon trong khí quyển tăng cao. Nhật đang nghiên cứu các biện pháp đối phó như tìm giống mới kháng nhiệt hoặc chịu hạn.

b. Nhu cầu nhập khẩu cao su.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới do cao su là đầu vào cơ bản của ngành công nghiệp xe hơi, đồ gia dụng và đồ tiêu dùng là những ngành phát triển mạnh hiện nay ở Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc tiêu thụ tới 3,3 triệu tấn cao su thiên nhiên, chiếm gần 1/3 lượng tiêu thụ cao su toàn cầu. Địa hình và khí hậu không cho phép Trung Quốc phát triển mạnh ngành này, nên phụ thuộc phần lớn vào cao su nhập khẩu. Năm 2010, Trung Quốc nhập khẩu 1,76 triệu tấn cao su thiên nhiên.

Để hạn chế nhập khẩu, Trung Quốc đã trồng cao su tại đảo Hải Nam và tỉnh Vân Nam. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng không phù hợp với cây cao su nên năng suất thấp, chi phí trồng và chăm sóc cao, nhà nước phải hỗ trợ nhiều. Năm 2010, sản lượng cao su của Trung Quốc chỉ đạt 647 ngàn tấn, vì vậy nhập khẩu vẫn là biện pháp hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cao su Việt Nam. Năm 2007, xuất khẩu cao su vào Trung Quốc là 427.586 tấn, đạt kim ngạch 838,85 triệu USD, chiếm 59% tổng lượng cao su xuất khẩu và chiếm 60,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu cao su vào Trung Quốc đạt 430.980 tấn, với kim ngạch 1,057 tỷ USD, chiếm 65% tổng lượng cao su xuất khẩu và chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước. Như vậy giá cao su xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2008 bằng với giá xuất khẩu cao su bình quân của cả nước. Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc 464.372 tấn cao su, đạt kim ngạch 1,42 tỷ USD, chiếm 60% lượng cao su xuất khẩu của cả nước, tuy nhiên mới chỉ chiếm 25% lượng cao su nhập khẩu của Trung Quốc. Cao su Việt Nam có độ đàn hồi cao nên được nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc ưa chuộng, vì vậy không gian cho xuất khẩu cao su vào Trung Quốc còn lớn.

biệt là công nghiệp ô tô nên nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng ổn định. Cao su Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc hiện nay chủ yếu ở dạng cao su nguyên liệu và theo đường biên mậu nên số lượng và giá cả không ổn định. Để mở rộng thị phần, chúng ta cần đẩy mạnh xuất khẩu cao su theo đường chính ngạch vào các vùng công nghiệp tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc của Trung Quốc.

c. Nhu cầu nhập khẩu điều.

Trung Quốc không trồng điều nhưng là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu nhân điều lớn thứ ba trên thế giới, đứng sau Mỹ và EU trong 3 năm gần đây.

Việt Nam là nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất vào Trung Quốc, chiếm hơn 98% kim ngạch nhập khẩu nhân điều của Trung Quốc, tiếp theo là Indonesia chiếm 0,35%, Ấn Độ 0,25%, Thailand 0,21%, và Myanmar 0,2%.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Biểu đồ 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2010

Năm 2007, xuất khẩu nhân điều vào Trung Quốc là 26.484 tấn, đạt kim ngạch 103,91 triệu USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nhân điều của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu nhân điều vào Trung Quốc đạt 30.682 tấn, với kim ngạch 160,68 triệu USD, chiếm 18% tổng lượng nhân điều xuất khẩu và chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu nhân điều của cả nước. Như vậy giá nhân điều xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2008 chỉ bằng 94% giá xuất khẩu nhân điều bình quân của cả nước. Năm 2010, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 32.132 tấn nhân điều, đạt kim ngạch 183,3 triệu USD, giảm 16,6% về lượng và tăng 3,32% về giá trị so với năm 2009.

Điều Việt Nam chiếm lĩnh và khẳng định vị thế tại thị trường Trung Quốc bởi hương vị thơm ngon, mầu sắc tự nhiên và không nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ngành điều cần củng cố các lợi thế cạnh tranh để duy trì và phát triển thị trường quan trọng này.

d. Nhu cầu nhập khẩu cà phê.

Trung Quốc không phải là nước tiêu dùng nhiều cà phê vì hiện nay đa số người dân Trung Quốc vẫn bị ảnh hưởng bởi văn hóa uống chè. Tuy nhiên hàng năm, Trung Quốc luôn nhập khẩu hơn 100 triệu USD cà phê để phục vụ cho hoạt động du lịch, cho cộng đồng các nhà đầu tư và đáp ứng thị hiếu tiêu dùng mới của một bộ phận giới trẻ. Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc là 16.033 tấn, đạt kim ngạch 25,2 triệu USD, chiếm 1,3% tổng lượng cà phê xuất khẩu và chiếm 1,31% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc đạt 16.463 tấn, với kim ngạch 31,52 triệu USD, chiếm 1,55% tổng lượng cà phê xuất khẩu và chiếm 1,49% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Như vậy giá cà phê xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2008 chỉ bằng 96% giá xuất khẩu cà phê bình quân của cả nước. Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc với khối lượng 26.499 tấn, đạt kim ngạch 39,3 triệu USD, chiếm 2,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Cà phê xuất khẩu vào Trung Quốc chủ yếu dưới dạng hạt thô chưa qua chế biến, lượng hàng chế biến như cà phê hòa tan chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ.

Tại thị trường Trung Quốc ngoài các thương hiệu Việt Nam như Thái Hòa, Trung Nguyên, Vinacafe và các công ty liên doanh như Dakman, Olam còn có các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng khác như Nesle, Kraft Foods nên mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam muốn thành công và khẳng định được vị thế tại Trung Quốc thì ngoài yếu tố giá phải đặc biệt quan tâm đến các quy chuẩn về chất lượng. Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê Việt Nam, Trung Quốc sẽ là thị trường chủ lực của cà phê Việt Nam trong tương lai.

e. Nhu cầu nhập khẩu chè.

nước. Các nước sản xuất mạnh nhất, chiếm đến 80% tổng sản lượng chè của thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka, Thổ Nhĩ`Kỳ, Indonesia, Việt Nam.

Trung quốc và Ấn Độ là những nước có ngành chè phát triển mạnh nhất thế giới. Năm 2005, Trung Quốc sản xuất 934.900 tấn chè, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,1% /năm trong giai đoạn 2001 - 2005. Sở dĩ đạt được thành tích đó là vì Trung Quốc đã thay đổi mạnh giống chè cũ bằng các giống mới cho năng suất cao, chế tạo và đưa vào sử dụng nhiều loại máy móc hiện đại cho chế biến chè, sản xuất ra nhiều loại chè đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường. Trung Quốc sản xuất chủ yếu là chè xanh, chiếm khoảng 70% sản lượng chè xanh thế giới. Phần lớn chè xanh được tiêu thụ tại chính các nước sản xuất như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, khối lượng xuất nhập khẩu chè xanh rất thấp. Sản lượng chè đen chiếm khoảng 75% tổng sản lượng chè thế giới, chè xanh chiếm 22%.

Một đặc điểm lớn trong tiêu thụ chè là tiêu thụ nội địa chiếm tỷ trọng lớn, Trung Quốc tiêu thụ nội địa chiếm tới 70%. Trung quốc là nước tiêu thụ chè lớn thứ hai thế giới, chiếm 20% tổng mức tiêu thụ chè toàn cầu.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu chè Việt Nam năm 2010

Theo thống kê của Hải Quan, hàng năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 70 triệu USD chè. Trung Quốc có công nghệ cao về chế biến chè xanh các loại nên có nhu cầu nhập khẩu chè nguyên liệu khá lớn.

biến lại phục vụ cho xuất khẩu và nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất chè đen, chè xanh, chè nhài. Năm 2007, xuất khẩu chè vào Trung Quốc là 16.873 tấn, đạt kim ngạch 17,3 triệu USD, chiếm 14,7% tổng lượng chè xuất khẩu và chiếm 13,2% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu chè vào Trung Quốc đạt 6.375 tấn, với kim ngạch 6,7 triệu USD, chiếm 6,1% tổng lượng chè xuất khẩu và chiếm 4,56% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước. Như vậy giá chè xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2008 chỉ bằng 75% giá xuất khẩu chè bình quân của cả nước và thấp hơn 2 lần giá chè thế giới. Năm 2010, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 14.228 tấn chè, đạt kim ngạch 16,9 triệu USD, tăng 135,88% về giá trị so với năm 2009.

f. Nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu.

Trung Quốc không phải là nước tiêu dùng nhiều hồ tiêu. Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu lượng hồ tiêu trị giá khoảng 10 triệu USD để phục vụ tiêu dùng trong nước. Trung Quốc nhập khẩu hồ tiêu chủ yếu từ các nước Malaysia, Việt Nam, Singapore, Indonesia và Ấn Độ.

Nguồn: AGROINFO

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu thị trường nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc từ 1/1/2008 đến 22/7/2008

Trung Quốc đứng thứ 26 trong tổng số 33 nước và khu vực nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam. Năm 2007, xuất khẩu hồ tiêu vào Trung Quốc là 1.021 tấn, đạt kim ngạch 2,86 triệu USD, chiếm 1,23% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu và chiếm 1,06% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu hồ tiêu vào

Trung Quốc đạt 553 tấn, với kim ngạch 1,94 triệu USD, chiếm 0,61% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu và chiếm 0,62% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước. Như vậy giá hồ tiêu xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2008 bằng 101% giá xuất khẩu hồ tiêu bình quân của cả nước. Năm 2009 và 2010, theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, Trung Quốc không nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam.

g. Nhu cầu nhập khẩu rau quả.

Về rau: Trung Quốc sản xuất rau hàng đầu thế giới, sản lượng gấp 4 lần so với Mỹ, chủ yếu là các loại khoai tây, khoai lang, cải bắp, dưa chuột, cà tím, hành, tỏi, rau diếp. Năm 2006, sản lượng rau của Trung Quốc là 515 triệu tấn.

Trung Quốc cũng tiêu dùng và xuất khẩu rau đứng hàng đầu thế giới. Ở Trung Quốc tiêu thụ chủ yếu là rau tươi chiếm tới 90%, các loại rau chế biến đóng hộp, xấy khô, ép nước chỉ chiếm 10% về lượng. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu rau của Trung Quốc đạt 2,18 tỷ USD, tiêu thụ rau trên đầu người là 56,52 kg/người/năm. Các thị trường xuất khẩu rau chủ yếu của Trung Quốc là Nhật, tiếp đến là Mỹ, các nước Đông Nam Á, Nga và Hàn quốc. Nấm là loại rau được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu rau tươi, ngoài ra còn có bắp cải, đậu các loại, củ cải, tỏi, hành.

Về quả: Trung Quốc sản xuất quả lớn nhất thế giới, chiếm 19% tổng sản lượng quả toàn cầu, tuy nhiên chỉ khoảng 2% sản lượng quả được giành cho xuất khẩu. Trung Quốc xuất khẩu đứng đầu thế giới về các loại quả như táo, lê, quýt, với tốc độ tăng trưởng 20 - 30%/năm. Trung Quốc sản xuất lê chiếm 70% tổng sản lượng quả lê của thế giới, táo chiếm 48%, đào 32%. Nga là thị trường xuất khẩu qủa lớn nhất của Trung Quốc, tiếp theo là các nước Đông Nam Á.

Xuất khẩu rau quả chế biến của Trung Quốc đứng thứ hai nhưng chỉ chiếm 6% kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến của thế giới. Do dân số đông, đất đai canh tác hạn chế nên Trung Quốc tập trung sản xuất các loại nông sản có giá trị cao như nấm, măng tây, thuốc lá.

Năm 2007, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc đạt kim ngạch 27,2 triệu USD, chiếm 8,91% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Năm 2008, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc đạt kim ngạch 48,9 triệu USD, chiếm 12,02%

tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Năm 2010, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc đạt kim ngạch 74,9 triệu USD, chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi và chiếm 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.

Nguồn: AGROINFO

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu thị trường nhập khẩu rau quả của Trung Quốc từ 1/1/2008 đến 22/7/2008

Theo quy định của Tổng cục giám sát và kiểm dịch quốc gia Trung Quốc, từ 1/7/2009, năm loại trái cây của Việt Nam là dưa hấu, nhãn, vải, chuối, thanh long khi xuất khẩu vào Trung Quốc phải ghi rõ nguồn gốc từ vườn trồng, nhà máy đóng gói đã được đăng ký, danh sách nhà vườn và nhà máy đóng gói phải được thông báo cho phía Trung Quốc. Đây là các yêu cầu mà chúng ta khó đáp ứng trong thời gian ngắn trước mắt nên chắc chắn sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 88 - 95)