Cơ chế chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 45 - 46)

D. Nhu cầu của nước nhập khẩu

b) Cơ chế chính sách của nhà nước

Thực tế ở nhiều nước trên thế giới đang có vị trí sản xuất và xuất khẩu nông sản quan trọng mặc dù trình độ khoa học và công nghệ còn thấp so với Mỹ, Nhật và EU, song họ có hệ thống chính sách kinh tế tốt và hợp lý để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu nông sản, họ biết tổ chức sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Cho nên có thể nói, việc khai thác các nhân tố khác có đạt hiệu quả cao hay không chủ yếu phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh và sự hỗ trợ tích cực bằng các chính sách kinh tế của chính phủ.

Khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, tham gia kinh doanh xuất khẩu nông sản ngoài doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn có các công ty tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Ngoài xuất khẩu chính ngạch chủ yếu do các tổ chức kinh doanh xuất khẩu nhà nước đảm nhiệm, bao gồm các khâu: thu mua, chế biến và trực tiếp xuất khẩu, thì trong xuất khẩu tiểu ngạch sự tham gia của các tư thương và công ty tư nhân chiếm một vị trí đáng kể và thường xảy ra cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy đối với các doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm công tác tổ chức sắp xếp mạng lưới kinh doanh như: chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, tổ chức tốt khâu quản lý, thanh quyết toán kịp thời; xúc tiến hoạt động của các mạng lưới kinh doanh trong và

ngoài nước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt mối liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước.

Việc đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nỗ lực của chính người sản xuất kinh doanh, mặt khác, nó cũng phụ thuộc vào hệ thống chính sách của chính phủ. Một hệ thống chính sách hợp lý sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu, nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới.

Các sản phẩm nông sản của một quốc gia thường chia thành hai loại: nông sản chưa qua chế biến và nông sản đã qua chế biến, thường các sản phẩm đã qua chế biến có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhiều lần so với các sản phẩm thô chưa qua chế biến. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải có chính sách cơ cấu sản phẩm phù hợp nhằm tăng dần tỷ trọng các sản phẩm đã qua chế biến để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn trong hoạt động xuất khẩu.

Chính sách phát triển và mở rộng thị trường là một yếu tố quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu nông sản. Đây là công việc khó khăn, phức tạp và phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa các quốc gia. Các chính phủ cần phải xây dựng chính sách sản phẩm nông sản phù hợp và thích ứng với từng thị trường, từng khu vực. Trên cơ sở định hướng và những hiệp định song phương, đa phương được ký kết của chính phủ, cũng như các thông tin về sản phẩm và thị trường do các cơ quan, các tổ chức xúc tiến thương mại của Nhà nước cung cấp, các doanh nghiệp chủ động giới thiệu sản phẩm nông sản tới các thị trường tiêu thụ. Chính sách hỗ trợ của chính phủ có tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu nông sản, nó có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động xuất khẩu. Ví dụ các chính sách về phát triển nông thôn, chính sách về vùng nguyên liệu, chính sách về tỷ giá hối đoái, chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất nông sản xuất khẩu. Trong điều kiện hội nhập và tự do hóa thương mại, các chính sách hỗ trợ này phải phù hợp với các nguyên tắc của WTO.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w