Một số quan điểm về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 123)

D. Nhu cầu của nước nhập khẩu

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của

3.2.1. Một số quan điểm về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

chủ yếu là do chất lượng, điều kiện giao hàng, giá cả không đảm bảo.

Đối với các nước Mỹ, EU: Các nước Mỹ, Canada, Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ đều là những nước có thế mạnh về nông sản. Có thể nói về nhiều mặt các nước trên có điều kiện trao đổi thương mại với Trung Quốc không thuận lợi bằng Việt Nam. Chúng ta được hưởng thuế suất ưu đãi của Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, vị trí địa lý cận kề, bạn hàng truyền thống nhiều năm nhưng vẫn không phải là nước cung ứng lớn, thường xuyên, lâu dài những mặt hàng cao su, rau quả, bông cho Trung Quốc. Trên thực tế EU, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc và các nước ASEAN khác vẫn là bạn hàng nhập khẩu lớn của Trung Quốc. Các nước này hơn hẳn Việt Nam về trình độ sinh học tiên tiến để sản xuất ra các sản phẩm có năng suất và chất lượng cao, công nghệ phân lọai hàng, đóng gói bao bì, bảo quản, vận tải rất chuyên nghiệp nên sức cạnh tranh vượt trội so với nông sản Việt Nam.

Tuy đã đạt được một số thành tích trong xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc nhưng thực tế sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam còn yếu tại thị trường này. Đòi hỏi chúng ta trong những năm tới phải quyết liệt hơn trong việc nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu bền vững vào Trung Quốc.

3.2. Một số quan điểm và định hướng về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2012 - 2020 Nam vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 2012 - 2020

3.2.1. Một số quan điểm về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. trường Trung Quốc.

Trong Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta đã xác định nhiệm vụ chiến lược phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững thời kỳ 2011 - 2020, với mục tiêu cơ bản là: "Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng,

hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản, bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng. Phát triển hệ thống kho chứa nông sản, góp phần điều tiết cung cầu. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác"

QĐ 023/2007/QĐ - BTM của Bộ Thương mại về việc phê duyệt đề án phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015 đã khẳng định: "Trung Quốc là một thị trường lớn cùng chung biên giới, có quan hệ hữu nghị truyền thống, lại là đối tác trong Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, vì vậy phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước. Định hướng chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc đến năm 2015 là 11,1 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân trong cả giai đoạn 2007 - 2015 đạt 15,5%/năm".

Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển nông nghiệp thời kỳ 2011 - 2020, về phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015 và căn cứ vào thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Trung Quốc trong những năm qua, tác giả của luận án đề xuất một số quan điểm về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới; bao gồm:

Thứ nhất, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trên cơ sở tận dụng tối đa cơ hội từ sự phát triển của Trung Quốc trên nguyên tắc thị trường và

các cam kết thương mại quốc tế.

- Trung Quốc phát triển nhanh và ổn định là một cơ hội lớn đối với Việt Nam. Với một thị trường lớn, cần nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản mà Việt Nam có lợi thế; vị trí địa lý thuận lợi; quan hệ hợp tác giữa hai nước đang vào thời kỳ đẩy mạnh là các nhân tố thuận lợi cho Việt nam với tư cách là nước láng giềng có trình độ phát triển thấp hơn.

- Trước hết phải tận dụng cơ hội từ sự phát triển của Trung Quốc để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường này. Thị trường Trung Quốc với hơn 1,3 tỷ người tiêu dùng, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đang trong quá trình chuyển đổi mạnh về cơ cấu tiêu dùng sẽ tiếp tục là thị trường trọng điểm có tầm quan trọng đặc biệt đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam. Trong những năm tới nhu cầu tiêu dùng và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của Trung Quốc sẽ rất lớn. Vì vậy, chúng ta cần phát huy những ưu thế về vị trí địa lý, về tính chất bổ sung trong cơ cấu hàng hóa giữa hai nước và các nhân tố có lợi khác để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

- Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi về cơ cấu và xu hướng tiêu dùng, song với một dân số khổng lồ, mức thu nhập ngày càng tăng do nền kinh tế tăng trưởng liên tục nên nhu cầu của thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản như cao su, rau quả, hạt điều…trong giai đoạn từ nay đến 2020 sẽ rất lớn. Đây là những loại nông sản mà Việt nam có lợi thế và có tiềm năng sản xuất lớn, do đó cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng để khai thác tốt lợi thế các mặt hàng này.

Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc trên cơ sở khai thác tốt lợi thế về vị trí địa lý gần kề để giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản tại thị trường Trung Quốc

- Thực tế là, trong vài năm tới nông sản Việt Nam khó thâm nhập vào các khu vực phát triển của Trung Quốc do sức cạnh tranh còn hạn chế. Hiện nông sản xuất khẩu vào Trung Quốc chủ yếu là cho thị trường các tỉnh Nam và Tây Nam Trung Quốc. Đây là các khu vực kém phát triển hơn so với các vùng khác của Trung Quốc và không đòi hỏi qúa khắt khe về chất lượng nên phù hợp với trình độ

sản xuất và chế biến nông sản hiện nay cũng như trong vài năm tới của Việt Nam. Nếu cơ sở hạ tầng được đầu tư tốt, Việt Nam sẽ có lợi thế so với các nước

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 123)