KẾT LUẬN CHƯƠN G

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 57 - 59)

D. Nhu cầu của nước nhập khẩu

c) Nhân tố về sự phát triển của khoa học công nghệ tác động đến sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản.

KẾT LUẬN CHƯƠN G

Luận án đã khái quát một số lý thuyết cơ bản liên quan đến hoạt động trao đổi thương mại như lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricacdo đểgiải thích lý do và nguyên nhân của thương mại quốc tế; lý thuyết về lợi thế cạnh tranh, lý thuyết về địa kinh tế và địa chính trị để phân tích quan hệ kinh tế thương mại giữa các nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thương mại hàng nông sản là lĩnh vực rất nhậy cảm trong thương mại quốc tế. Để bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp nội địa trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các nước nhập khẩu nông sản đưa ra các rào cản ngày càng tinh vi, phức tạp. Muốn tháo gỡ những rào cản này chỉ có thông qua đàm phán, thương lượng ở cấp chính phủ mới có thể giải quyết được vì vây xuất khẩu nông sản cần được sự quan tâm của nhà nước. Phần lớn nông sản là những mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên sản xuất nông sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các tiêu chuẩn này ngày càng trở nên chặt chẽ, khắt khe hơn và trở thành vũ khí sắc bén của các quốc gia nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước.

Việt Nam là thành viên của WTO và tham gia vào các Hiệp định thương mại của khu vực vì vậy xuất khẩu nông sản cũng chịu sự tác động và điều chỉnh của Hiệp định nông nghiệp của WTO, Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Chương trình thu hoạch sớm (EHP) và cơ chế, chính sách của các nước nhập khẩu.

Luận án cũng phân tích vai trò quan trọng của xuất khẩu nông sản đối với phát triển kinh tế trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới với mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Xuất khẩu nông sản mang lại nguồn vốn tích lũy quan trọng để tiến hành

công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực và lợi thế quốc gia, giữ ổn định nền kinh tế đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng cường địa vị kinh tế của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ngoài ra, luận án còn tập trung phân tích để tìm ra nguyên nhân thành công của Thailand, Malaysia và Philippine trong xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam. Đây là các nước ASEAN có cơ cấu nông sản xuất khẩu gần giống với Việt Nam nhưng kinh nghiệm và thành tích xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc vượt trội so với Việt Nam.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 57 - 59)