Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nông sản.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 137 - 142)

- Chính phủ mỗi bên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn của mình ký các hợp đồng dài hạn trao đổi một số sản phẩm có thế mạnh của mỗi nước như:

3.3.1.3. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nông sản.

thuận lợi, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nông sản.

Các chính sách vĩ mô có ý nghĩa quyết định đến việc phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản. Vì vậy Chính phủ cần sớm xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nông sản xuất khẩu để giải quyết tốt các vấn đề cơ bản sau:

• Tổ chức sản xuất và xuất khẩu;

• Ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào canh tác để tạo ra các sản phẩm độc đáo, có năng suất và chất lượng cao, có số lượng lớn và ổn định cho xuất khẩu;

• Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng các yêu cầu quốc tế về quy trình sản xuất an toàn;

• Giảm thiểu thất thoát, hao tổn sau thu hoạch cũng như những chi phí trung gian phát sinh trong giao dịch như ngân hàng, bảo hiểm, hải quan, vận tải, kho tàng bốc dỡ và các chi phí trung gian khác;

• Xây dựng mạng lưới thu mua, chế biến, phân phối trong và ngoài nước;

• Hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản.

Ở đây vai trò của Chính phủ và các cơ quan hữu quan có tính chất quyết định trong việc tạo môi trường, hỗ trợ về mặt pháp lý, hoàn thiện cơ chế chính

sách để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nông sản

a) Chính sách về thương mại.

Việc Việt Nam ra nhập WTO, tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đòi hỏi Chính phủ phải sớm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành cho phù hợp với những cam kết khi gia nhập các tổ chức này. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã rỡ bỏ gần 200.000 quy định của chính quyền địa phương, sửa đổi bổ sung khoảng 2.300 văn bản cấp trung ương để phù hợp với những quy định của tổ chức Thương mại thế giới. Việt Nam cần rà soát lại hệ thống pháp luật hiện hành để điều chỉnh những quy định không còn phù hợp với thông lệ quốc tế, hoặc chưa minh bạch, hay không phù hợp với những cam kết của WTO để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho thương mại. Chính phủ cần thông qua các hiệp hội ngành hàng nhằm thu thập ý kiến của doanh nghiệp để việc sửa đổi, bổ sung những quy định còn thiếu, còn bất cập sát với thực tiễn.

Hiện tại hệ thống pháp lý thương mại nhiều nhưng không bài bản, xây dựng còn tuỳ tiện chưa sát với thực tế, do chúng ta thiếu kinh nghiệm và mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên còn đang mầy mò thử nghiệm. Khi xây dựng nên phân định hệ thống luật thương mại thành 5 mảng cơ bản:

1 - Những định chế điều tiết thương mại: Luật thành lập công ty, luật điều tiết các loại hình kinh doanh: bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, đại lý gửi bán, nhượng quyền.

2 - Luật điều tiết hàng hoá: Luật hợp đồng, các quy định về phương thức kinh doanh, thủ tục, điều kiện cho các ngành cơ bản như: năng lượng, sắt thép, hoá chất, kim khí, điện máy, điện tử, lương thực, thực phẩm, rau quả…vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, giám định, mẫu mã bao bì, hàng giả, hàng nhái, xuất sứ.

3 - Luật bảo đảm công bằng, bình đẳng trong thương mại: Chống bán phá giá, chống độc quyền, cạnh tranh bình đẳng, quyền tự vệ, chống các biện pháp kỹ thuật cản trở thương mại (TBT), khiếu nại bồi thường.

4 - Các phương thức kinh doanh thương mại: Thương mại vùng biên, cửa khẩu, thương mại điện tử, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ (TRIP), đầu tư

thương mại (TRIM).

5 - Các luật lệ của những ngành liên quan đến thương mại: Ngân hàng, bảo hiểm, vận tải…

Chính phủ cần đẩy nhanh việc cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại và các ngành liên quan về việc cấp giấy phép, thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu. Việc cải cách thủ tục hành chính đã được thực hiện từ nhiều năm nay nhưng chuyển biến còn chậm, tệ quan liêu, cửa quyền, phiền hà, sách nhiễu vẫn còn gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

Hoàn thiện chính sách thuế. Ổn định thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp để tạo niềm tin cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư lâu dài.

Các doanh nghiệp cần được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Các chính sách, hệ thống pháp lý phải minh bạch, sáng tỏ và có khả năng tiên lượng được sẽ làm cho doanh nghiệp và nông dân an tâm đầu tư vào sản xuất nông sản vì nông nghiệp là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro khó lường trong khi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này hầu hết có quy mô nhỏ, yếu cả về thế và lực.

Đối với thương mại Việt - Trung, hệ thống các văn bản pháp lý khá nhiều, nhưng còn xa rời thực tế, khó áp dụng, dễ luồn lách làm cho kỷ cương không nghiêm nhất là mậu dịch biên giới. Việt Nam cần chủ động bàn bạc với phía Trung Quốc để chỉnh sửa, bổ sung các văn bản pháp lý; đẩy mạnh việc thực hiện Hiệp định hợp tác hải quan ASEAN, đơn giản thủ tục theo công ước Kyoto; thực hiện hiệp định công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, về giấy chứng nhận chất lượng để thuận lợi cho việc thông quan tại cửa khẩu.

b) Chính sách về đất đai.

Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu vì vậy chính sách đất đai có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. Hệ thống chính sách đất đai hiện hành bước đầu đã có tác động tích cực thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hình thành nên những trang trại sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi để việc sử dụng đất có hiệu quả hơn vào đời sống kinh tế - xã hội.

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những diện tích canh tác chưa được cấp, để tạo cơ sở pháp lý cho các hộ gia đình, các chủ trang trại thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Người sử dụng đất có thể dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng đầu tư cho sản xuất hoặc thực hiện việc dồn điền, đổi thửa cho nhau để có những diện tích canh tác lớn thuận lợi cho triển khai các kỹ thuật thâm canh tiên tiến và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Ban hành và triển khai áp dụng các hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài cho cá nhân và hộ gia đình theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI, thông qua ngày 18/6/2007 (có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007) qui định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp nhằm khuyến khích tích tụ ruộng đất để tạo ra những diện tích canh tác rộng lớn có thể áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại theo hướng hàng hóa. Nghị quyết này cũng quy định không hồi tố đối với những cá nhân, hộ gia đình đã nhận chuyển quyền hợp pháp trước 1/7/2007, nếu có diện tích vượt hạn mức vẫn được tiếp tục sử dụng mà không phải chịu sự điều chỉnh. Việc ban hành hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ giúp các hộ gia đình xác định hướng đi lâu dài và yên tâm đầu tư vào sản xuất.

Thực hiện việc đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, khi mà vấn đề an ninh lương thực quốc gia cơ bản được giải quyết một cách vững chắc thì có thể chuyển một phần đất trồng cây lương thực sang trồng cây nông sản khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, vì vậy Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp lý làm cơ sở để hợp thức hóa quá trình chuyển đổi này.

Chính phủ cần sớm xây dựng và ban hành quy hoạch tổng thể về sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước để các địa phương có cơ sở xác định cơ cấu và định hướng sử dụng đất cụ thể cho từng vùng, giúp doanh nghiệp và hộ gia đình yên tâm đầu tư vào sản xuất lâu dài.

c) Chính sách về tài chính tín dụng.

Việt Nam là thành viên của WTO vì vậy các hỗ trợ của Nhà nước cho nông nghiệp phải phù hợp với quy định của WTO.

Theo các cam kết khi gia nhập WTO, hiện tại Việt Nam vẫn được trợ cấp một phần cho sản xuất nông nghiệp, vì vậy Chính phủ cần tận dụng điều kiện này để hỗ trợ cho hàng nông sản thâm nhập và đứng vững tại thị trường Trung Quốc.

Nhà nước cần giành một phần vốn từ các nguồn: vốn ngân sách, vốn ODA, vốn vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng quốc tế để hỗ trợ sản xuất và chế biến nông sản dưới các hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất, điều tra quy hoạch, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ khuyến nông và cán bộ kỹ thuật canh tác. Đây là các hỗ trợ cần thiết cho sản xuất nông nghiệp và phù hợp với các quy định của tổ chức Thương mại thế giới WTO (các chính sách hỗ trợ theo “Hộp xanh”).

Đầu tư cho nghiên cứu công nghệ bảo quản sau thu hoạch, nghiên cứu quy trình phân loại và đóng gói nông sản phù hợp với quy định quốc tế để phổ biến cho các nhà xản xuất.

Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, trợ giúp tài chính cho các doanh nghiệp tham gia hội trợ nông sản ở Trung Quốc.

Nhà nước bố trí nguồn vốn và giao cho các doanh nghiệp kinh doanh mua tạm trữ các loại nông sản vào thời điểm chính vụ để tránh cho người sản xuất không bị tư thương ép giá.

Xây dựng các cơ chế ưu đãi về tài chính để thu hút vốn đầu tư xây dựng các kho lạnh bảo quản nông sản tại các vùng sản xuất tập trung và khu vực cửa khẩu biên giới.

Ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác thủy lợi và khuyến nông. Xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở để giúp bà con nông dân tiếp cận với kỹ thuật canh tác mới và chủ động phòng ngừa dịch bệnh. Tập trung kinh phí cho công tác thủy lợi, chuyển nhận thức từ làm thủy lợi cho cấy lúa sang làm thủy lợi cho cây công nghiệp, cây rau màu, cây ăn quả.

Đối với những ngành sản xuất các yếu tố đầu vào của nông nghiệp như sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, Nhà nước chỉ nên bảo hộ với mức thuế nhập khẩu thấp để giảm chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp và buộc các doanh nghiệp này phải nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường trong nước.

d) Chính sách bảo hiểm cho sản xuất và xuất khẩu nông sản

Sản xuất nông nghiệp chịu rủi ro cao do thời tiết bất thường, sâu bệnh phá hoại gây thiệt hại cho người sản xuất. Kinh doanh nông sản xuất khẩu là lĩnh vực dễ bị chi phối bởi tính tự phát của thị trường và bởi chính đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.

Thị trường xuất khẩu nông sản thiếu ổn định, luôn có tính tự phát, trong khi sản xuất nông nghiệp không cho phép điều chỉnh cân bằng cung - cầu, ngay sau khi gặp rủi ro cũng cần phải có thời gian và điều kiện vật chất để khắc phục hậu quả. Từ 1/10/2011, Chính phủ cho thực hiện thí điểm chương trình bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết Định số 315 của Thủ Tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Chương trình được thực hiện thí điểm với cây lúa tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp, mỗi tỉnh chọn 3 huyện, quy mô bảo hiểm toàn huyện đối với các vùng chuyên sản xuất lúa nước. Nhà nước hỗ trợ một phần phí bảo hiểm cho các hộ nông dân và cho tổ chức sản xuất nông nghiệp. Chính phủ cần sớm tiến hành tổng kết, đánh giá để nhân rộng mô hình bảo hiểm này cho tất cả các ngành hàng nông sản ở các địa phương khác trong cả nước.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 137 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w