D. Nhu cầu của nước nhập khẩu
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của
2.2.2. Năng lực sản xuất và xuất khẩu một số hàng nông sản của Việt Nam
a. Năng lực sản xuất và xuất khẩu gạo
Gạo là mặt hàng chiến lược nằm trong chương trình an ninh lương thực quốc gia và được Chính phủ quan tâm đặc biệt. Các vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, trong đó đồng bằng sông Cửu Long sản xuất 54% sản lượng lúa gạo của Việt Nam nhưng cung cấp tới 90% tổng khối lượng xuất khẩu gạo của cả nước. Sản xuất lúa gạo của Việt Nam có một lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng luôn có một lượng phù sa do các dòng sông bồi đắp khiến cho đất đai luôn màu mỡ, không bị cạn kiệt, thuận lợi đối với canh tác lúa nước cho sản lượng cao và ổn định.
Nhìn chung, diện tích canh tác trong thời gian qua có giảm nhưng không đáng kể bởi vì lúa gạo là loại lương thực chủ đạo mang ý nghĩa an sinh xã hội tuy giá trị kinh tế thấp hơn một số cây trồng vật nuôi khác như tôm, cá, rau quả. Năm 2006, diện tích trồng lúa cả nước là 7.324.800 ha; năm 2007 là 7.207.400 ha; năm
2008 là 7.400.200 ha; năm 2009 là 7.437.200 ha và 2010 là 7.513.700 ha.
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên sản lượng lúa tương đối ổn định, năm 2006 đạt 35,85 triệu tấn lúa; năm 2007 là 35,94 triệu tấn; năm 2008 đạt 38,73 triệu tấn; năm 2009 đạt 38,95 triệu tấn và năm 2010 là 39,99 triệu tấn.
Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2010
Thị trường Cả năm 2010 Tăng, giảm 2010 so với 2009 Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%) Tổng cộng 6.886.177 3.247.860.368 +15,57 +21,92 Philippine 1.475.821 947.378.774 -13,59 +3,30 Indonesia 687.213 346.017.268 +3763,79 +4696,30 Singapore 539.298 227.791.806 +64,65 +70,51 Cu Ba 472.270 209.216.943 +4,96 +9,52 Malaysia 398.012 177.688.707 -35,09 -34,72 Đài Loan 353.143 142.704.502 +72,30 +74,85 Hồng Kông 131.123 65.176.239 +194,00 +222,42 Trung Quốc 124.466 54.636.941 * * Đông Timo 116.727 51.526.939 * * Nga 83.696 36.059.497 -1,12 -2,78 Nam Phi 31.798 13.365.042 -14,64 -18,34 Brunei 15.140 7.658.566 * * Ucraina 13.156 6.149.166 -64,98 -60,95 Australia 7.464 4.327.172 -12,83 -12,14 Bỉ 5.912 2.716.956 -39,77 -26,65
Tiểu vương quốc
Ả Rập thống nhất 5.900 2.708.173 -31,75 -27,59
Ba Lan 5.022 2.058.806 -16,22 -17,71
Pháp 2.584 1.070.362 -34,73 -45,16
Hà Lan 1.427 829.323 -50,16 -34,68
Italia 1.397 757.906 -83,21 -75,94
Tây Ban Nha 844 392.842 -79,16 -75,45
Nguồn: Bộ Công Thương
Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 4,75 triệu tấn gạo các loại đạt hơn 1,3 tỷ USD, với giá trung bình là 280 USD/tấn. Năm 2006, sản xuất lúa gạo gặp thiên tai nặng nề như bão, hạn hán, dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn ở đồng bằng sông Cửu Long nên không đạt được mục tiêu xuất khẩu 5 - 5,2 triệu tấn mà Chính phủ đề ra. Gạo Việt Nam đã có tiến bộ về phẩm cấp, trước đó gạo cùng cấp của Việt Nam thông thường có giá bán thấp hơn Thailand từ 20 - 40 USD/tấn, nhưng năm 2006,
độ chênh lệch chỉ còn từ 5 - 10 USD/tấn.
Năm 2007, do tình hình thời tiết không thuận nên để đảm bảo an ninh lương thực Chính phủ quyết định giảm số lượng gạo xuất khẩu chỉ còn 4,5 triệu tấn, với giá trị 1,45 tỷ USD. Những tháng đầu 2007 giá gạo tăng cao đạt mức 320 USD/tấn, tăng 45 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2006 và chỉ thấp hơn giá gạo của Thailand từ 5 - 10 USD/tấn. Năm 2007, Việt Nam liên tục thắng thầu với giá tương đối cao để cung cấp gạo cho thị trường Nhật Bản, một thị trường đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này chứng minh gạo Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về chất lượng.
Năm 2008, do những biến động lớn về giá lương thực trên thế giới nên giá gạo xuất khẩu đột ngột tăng mạnh, có những thời điểm giá gạo đã vượt quá ngưỡng 1.000 USD/tấn nên lượng gạo xuất khẩu tuy không tăng nhiều chỉ đạt 4,7 triệu tấn nhưng giá trị lên tới 2,9 tỷ USD. Năm 2009, xuất khẩu gạo đạt 5,8 triệu tấn nhưng do giá gạo biến động giảm nên giá trị vẫn thấp hơn năm trước chỉ đạt 2,6 tỷ USD. Năm 2009, doanh số bán gạo của Việt Nam ra thị trường chiếm 15% tổng mậu dịch gạo toàn cầu. Năm 2010, xuất khẩu 6,88 triệu tấn gạo, đạt giá trị 3,23 tỷ USD, tăng 15,4% về lượng và 21,2% về giá trị so với năm 2009.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2010
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Philippine, Indonesia, Singapore, Cuba, Malaysia...,trong đó Philippine là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Năm 2010,
Philippine nhập khẩu gần 1,5 triệu tấn gạo Việt Nam với giá trị 947,3 triệu USD. Indonesia là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai.
b. Năng lực sản xuất và xuất khẩu cao su.
Ở Việt Nam cao su là cây công nghiệp có thế mạnh truyền thống được trồng tập trung ở các tỉnh phía Nam và được quan tâm phát triển vì có một thị trường thuận lợi. Cũng như những mặt hàng nông sản khác, cao su thiên nhiên cũng bị chi phối bởi thời tiết và quy luật cung cầu của thị trường nhất là tác động của hiện tượng El-Nino và giá dầu lửa thế giới.
Diện tích trồng cao su cả nước và tại các vùng trồng cao su chính liên tục tăng trong những năm qua. Năm 2006, diện tích trồng cao su cả nước là: 522.200 ha; năm 2007 là 556.300 ha; năm 2008 tăng lên 601.500 ha. Từ năm 2000 - 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích cao su đạt hơn 4%/năm. Năm 2009, diện tích trồng cao su là 677.700 ha và năm 2010 là 740.000 ha.
Do diện tích trồng mới và diện tích khai thác cao su từ năm 1995 - 2010 liên tục tăng, cùng với tăng năng suất nên sản lượng cao su tăng mạnh từ 290.800 tấn năm 2000 lên 660.000 tấn năm 2008. Năm 2009, sản lượng mủ khô đạt 711.300 tấn và Việt Nam trở thành nước sản xuất cao su lớn thứ 5 thế giới sau Thailand, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ. Năm 2010, sản lượng mủ khô đạt 754.500 tấn.
Nguồn: AGROINFO, Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê
Biểu đồ 2.2: Diện tích và sản lượng cao su Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008
Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực như Thailand, Indonesia và Malaysia. Năm 2010, sản lượng cao su của Thailand đạt 3,25 triệu tấn, Indonesia đạt 2,73 triệu tấn và Malaysia đạt 939 ngàn tấn. Sản lượng cao su từ khu vực Châu Á chiếm khoảng 96,8% tổng sản lượng cao su thế giới, Châu Mỹ La tinh chiếm khoảng 2%, còn lại là Châu Âu.
Trong những năm qua, xuất khẩu cao su tăng trưởng vượt bậc. Năm 2006, xuất khẩu 717.000 tấn, đạt kim ngạch 1,286 tỷ USD, cao su đứng trong nhóm 11 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn 1 tỷ USD của Việt Nam. Năm 2008, xuất khẩu cao su đạt 645.000 tấn với kim ngạch 1,597 tỷ USD.
Năm 2009, xuất khẩu 720.000 tấn, tăng 9,36% về lượng so với năm 2008 nhưng chỉ đạt kim ngạch 1,2 tỷ USD do giá giảm. Nguyên nhân giá cao su giảm bởi vì hơn 60% sản lượng cao su Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc. Nước này nhập khẩu cao su chủ yếu để sản xuất lốp xe bán cho thị trường Mỹ và Châu Âu, nhưng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khiến cho sức mua các mặt hàng xa xỉ như ô tô giảm sút tại các thị trường trên. Năm 2010, nền kinh tế thế giới phục hồi dần đã tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu cao su, lượng xuất khẩu đạt 783.000 tấn, cộng thêm thuận lợi về giá xuất khẩu nên kim ngạch đạt 2,38 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2009.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2010
cao su nguyên liệu, chỉ có khoảng 18,5%, tương ứng với 140.000 tấn (năm 2010) là được chế biến phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỉ lệ này quá thấp so với nguồn cao su nguyên liệu nên mặc dù là một trong những nước xuất khẩu cao su lớn trên thế giới nhưng lợi nhuận từ cao su của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thailand và Malaysia.
Các thị trường xuất khẩu quan trọng là Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nga, Đài Loan, Mỹ, Nhật và EU. Trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất, chiếm gần 60% lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Các thị trường lớn kế tiếp như Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia có thị phần khoảng 3 - 5%. Thị trường châu Âu chiếm khoảng 10 - 12%, chủ yếu gồm các loại cao su có chất lượng tốt để sản xuất sản phẩm cao cấp.
c. Năng lực sản xuất và xuất khẩu điều.
Hạt điều là loại hàng nông sản có thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam. Cây điều có thể trồng trên đất bạc màu, đồi núi trọc nên không bị các cây trồng khác cạnh tranh và trên thực tế vẫn còn khả năng mở rộng sản xuất. Điều được trồng tập trung ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Cây điều có diện tích và sản lượng tăng trưởng liên tục với tốc độ cao trong suốt giai đoạn 2004 - 2007. Năm 2006, diện tích trồng điều của cả nước là 401.800 ha; năm 2007 là 439.900 ha; năm 2008 là 406.700 ha; năm 2009 là 391.400 havà năm 2010 là 372.600 ha.
Sản lượng điều thô năm 2006 là 273.100 tấn; năm 2007 là 312.400 tấn; năm 2008 là 308.500 tấn; năm 2009 là 291.900 tấn và năm 2010 là 289.900 tấn. Ngày 24/08/2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, theo đó đặt ra các mục tiêu: diện tích trồng điều đạt 450.000 ha, diện tích cho thu hoạch 360.000 ha, năng suất bình quân 1,4 tấn/ha, sản lượng điều thô đạt 500.000 tấn và sản lượng nhân điều xuất khẩu đạt 140.000 tấn.
Việt Nam có công nghệ chế biến hạt điều ưu việt nên tỷ lệ hạt bị vỡ hỏng rất thấp. Hiện cả nước có 245 nhà sản xuất tham gia chế biến điều xuất khẩu, với năng lực chế biến 600.000 - 700.000 tấn điều thô/năm nhưng thường xuyên phải
đối mặt với tình trạng nguồn cung thiếu hoặc không có sẵn, chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu của các nhà chế biến. Năm 2009, Việt Nam phải nhập khẩu hơn 300.000 tấn nguyên liệu điều thô từ nước ngoài để chế biến và tái xuất khẩu. Các nhà máy chế biến điều hầu hết sử dụng thiết bị chế tạo trong nước nên chi phí đầu tư thấp.
Bảng 2.5: Thị trường xuất khẩu hạt điều Việt Nam năm 2010
Thị trường Lượng
(tấn)
Trị giá (USD)
Tăng, giảm kim ngạch so với năm 2009 (%) Tổng cộng 194.622 1.134.740.000 +34,02 Mỹ 61.771 372.368.401 +45,89 Trung quốc 32.132 183.366.754 +3,32 Hà Lan 24.862 147.516.568 +19,03 Australia 13.841 82.807.650 +41,84 Anh 7.325 43.514.344 +26,21 Nga 6.529 38.011.022 +92,09 Canada 6.408 37.724.770 +67,67 Thailand 3.897 23.460.442 +133,81
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất 3.036 19.460.136 +108,31 Ấn Độ 6.467 18.086.578 * Đức 2.680 16.869.604 +49,68 Ixraen 2.200 14.553.199 * Đài Loan 1.610 10.991.665 +50,60 Niu Zi Lân 1.838 10.873.551 Singapore 1.602 8.746.351 +94,21 Hồng Kông 1.139 7.754.963 +40,33
Tây Ban Nha 1.173 7.474.618 +18,12
Italia 1.708 7.073.507 +33,09 Na Uy 968 5.966.773 +40,46 Pháp 943 5.688.301 * Nhật 908 5.106.400 +31,64 Nam Phi 869 5.031.121 * Pakistan 675 4.497.061 -2,64 Hy Lạp 597 4.069.954 +46,59 Malaysia 677 3.575.063 +37,10 Ucraina 507 2.974.386 +0,98 Philippine 541 2.331.799 -40,16
Nguồn: Tính toán theo số liệu xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Năm 2006, xuất khẩu 127.700 tấn nhân điều, đạt kim ngạch 505 triệu USD và Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới. Năm 2007,
ngành điều tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng rất cao 25%, xuất khẩu 154.700 tấn nhân điều, đạt kim ngạch 649 triệu USD. Năm 2009, cả nước xuất khẩu 177.154 tấn nhân điều nhưng chỉ đạt kim ngạch 846 triệu USD do giá xuất khẩu giảm. Năm 2010, xuất khẩu 194.622 tấn nhân điều, nhưng kim ngạch lên tới 1,13 tỷ USD, tăng hơn 34% so với năm 2009.
Khoảng 98% lượng nhân điều chế biến được giành cho xuất khẩu, chỉ 2% được tiêu thụ trong nước. Hạt điều Việt Nam nổi tiếng thế giới về hương vị thơm ngon, mầu sắc tự nhiên và không nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Trung Quốc, Australia, Hà lan, Anh, Nga, Canada, Đức…,trong đó thị trường Mỹ chiếm khoảng 30% lượng nhân điều xuất khẩu, Trung Quốc chiếm gần 20%, các nước châu Âu 20%, phần còn lại là các nước Nga, Nhật Bản và các nước Trung Đông.
Năm 2010, Mỹ nhập khẩu 61.771 tấn nhân điều, với kim ngạch 372,3 triệu USD. Tiếp theo là Trung Quốc với 32.132 tấn, đạt kim ngạch 183,3 triệu USD. Sản phẩm nhân điều Việt Nam đã thâm nhập và đứng vững tại những thị trường khó tính nhất.
d. Năng lực sản xuất và xuất khẩu cà phê
Cà phê là mặt hàng Việt Nam có thế mạnh truyền thống, diện tích và sản lượng liên tục gia tăng. Cà phê được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên.
Năm 2006, cả nước có 497.000 ha trồng cà phê; năm 2007 là 509.300 ha; năm 2008 là 530.900 ha; năm 2009 là 538.500 ha và năm 2010 là 548.200 ha, tăng 1,8% so với niên vụ 2009.
Do năng suất cà phê Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới (hơn 2 tấn/ha) nên sản luợng cà phê khá cao, năm 2006 là 985.300 tấn; năm 2007 là 915.800 tấn; năm 2008 là 1.055.800 tấn. Năm 2010 đạt 1.105.700 tấn, tăng 4,6% so với 2009.
Hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới sau Braxin, sản lượng của niên vụ 2009 - 2010 chiếm 14,4% tổng sản lượng cà phê toàn cầu. Cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu ở dạng hạt thô chưa qua chế biến.
Trong nước chỉ có một số doanh nghiệp như Trung Nguyên, Vinacafe đầu tư các dây chuyền chế biến, tuy nhiên số lượng cà phê chế biến rất nhỏ chủ yếu dưới dạng cà phê hòa tan cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Việt Nam có 146 công ty xuất khẩu cà phê, trong đó đứng đầu là Vinacafe, Intimex và Thái Hoà Group.
Đơn vị: Triệu USD
Nguồn Vinacafe
Biểu đồ 2.4: Xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010
Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 897.000 tấn cà phê, đạt giá trị 1,1 tỷ USD. Năm 2008, xuất khẩu 1.060.000 tấn cà phê, đạt giá trị 2,1 tỷ USD. Năm 2009, xuất khẩu 1.100.000 tấn, nhưng giá trị chỉ đạt 1,76 tỷ USD. Năm 2010, xuất khẩu 1.150.00 tấn, đạt giá trị 1,85 tỷ USD. Nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới đến nhu cầu tiêu dùng cà phê làm giá xuất khẩu giảm. Cà phê xuất khẩu chủ yếu là loại Robusta, cà phê Arabica và cà phê hòa tan chiếm một lượng nhỏ không đáng kể.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Anh, Thụy Sỹ, Hà lan, Nga, Australia, Ấn độ, Hàn Quốc, Malaysia, Philippine. Trong đó Mỹ và Đức là hai thị trường quan trọng nhất. Năm 2010, Mỹ nhập khẩu 153.035 tấn cà phê Việt Nam, với kim ngạch 250 triệu USD. Tiếp theo là Đức với 151.378 tấn, đạt kim ngạch 233 triệu USD, mặc dù Đức không trồng cà phê nhưng
lại là nước chế biến cà phê lớn trên thế giới.
e. Năng lực sản xuất và xuất khẩu chè.
Chè là mặt hàng truyền thống do Việt Nam có điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển. Cả nước có 35 tỉnh trồng chè và sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những năm 80, Việt