Các biện pháp phi thuế quan khác trong khuôn khổ WTO có liên quan đến hàng nông sản

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 33)

đến hàng nông sản

Cộng đồng quốc tế và quốc gia đến nay đã xây dựng được một hệ thống công cụ pháp lý rất đồ sộ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó quan trọng nhất là:

(1) Bộ Tiêu chuẩn thực phẩm của FAO

Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm CAC (Codex Alimentarius Commision) của Liên Hiệp Quốc do Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp (FAO) và Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đồng thành lập năm 1962 nhằm phối hợp với Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế (ISO) nghiên cứu xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, hướng dẫn và những văn bản quốc tế có liên quan về thực phẩm như bộ qui tắc thực hiện trong khuôn khổ Chương Trình hỗn hợp về tiêu chuẩn thực phẩm của FAO/WHO. Mục tiêu hoạt động của CAC là thực hiện tiêu chuẩn hóa quốc tế trong lĩnh vực thực phẩm nhằm kiểm soát chặt chẽ quá trình nuôi trồng, chế biến, vận chuyển, bảo quản để ngăn chặn tác hại do thực phẩm không đảm bảo chất lượng gây ra. Luật Thực phẩm này gồm 13 chương trong đó chủ yếu đưa ra các tiêu chuẩn và nguyên tắc thực phẩm trong quá trình chế biến sản phẩm, bán sản phẩm, nguồn nguyên liệu cũng như quá trình phân phối tới người tiêu dùng. Luật thực phẩm cũng đưa ra qui định về thực phẩm biến đổi gien, phụ gia thực phẩm, tồn dư hóa chất, sự nhiễm bẩn, dán nhãn, phương thức phân tích và lấy mẫu.

CAC đã công bố được 237 tiêu chuẩn Codex cho các hàng thực phẩm, 41 quy phạm thực hành công nghệ và vệ sinh, 3.274 quy định giới hạn dư lượng tối đa cho phép đối với các chất nhiễm bẩn trong thực phẩm và khoảng 1.000 tài liệu hướng dẫn khác. Giữa CAC và ISO đã có một thỏa thuận chung về phạm vi tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thực phẩm của hai tổ chức, trong đó ISO chỉ chủ yếu xây dựng các tiêu chuẩn về phương pháp thử còn CAC xây dựng các tiêu chuẩn về yêu cầu cụ thể của sản phẩm. Việc hài hòa tiêu chuẩn thực phẩm ở phạm vi toàn cầu và khu vực trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm thường lấy tiêu chuẩn của CODEX làm chuẩn.

(2) Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS)

Đây là Hiệp Định được ký kết tại vòng đàm phán Urugoay của WTO để điều tiết việc áp dụng các quy định liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Hiệp Định đề cập đến những biện pháp khác nhau được các chính phủ sử dụng để đảm bảo rằng thực phẩm cho người và động vật phải được an toàn, không có độc tố, không bị nhiễm bẩn và các biện pháp bảo vệ sức

khỏe cho con người khỏi các côn trùng hoặc bệnh tật do các loại động thực vật mang theo. Tuy nhiên, các thành viên WTO đều phải đảm bảo rằng những biện pháp mà họ áp dụng không tạo ra những trở ngại cho thương mại quốc tế.

+ Mục tiêu của Hiệp Định: là xây dựng những quy định nhằm điều chỉnh quyền phấn đấu đạt mục tiêu đề ra trong công tác bảo vệ sức khỏe của một quốc gia. Chuẩn mực quốc tế là những cơ sở chấp nhận được trong quá trình soạn thảo các qui định quốc gia. Hiệp Định khuyến khích các chính phủ sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế và miễn giải trình đối với hệ thống quy định quốc gia được xây dựng theo những tiêu chuẩn này. Trong trường hợp một quốc gia không muốn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế thì quốc gia này phải đáp ứng được những yêu cầu về tính phù hợp của những quy định quốc gia với chuẩn mực quốc tế dựa trên cơ sở chứng minh khoa học. SPS quy định, nếu quy định quốc gia nghiêm ngặt hơn quy định quốc tế thì nước đó phải có “chứng cứ xác thực” chứng minh được tính cần thiết phải duy trì, áp dụng các quy định riêng đó. Khái niệm phân tích rủi ro có vai trò đặc biệt quan trọng trong Hiệp định SPS. Quá trình phân tích gồm nhiều giai đoạn, đặc biệt có giai đoạn đánh giá (Assessment) và giai đoạn quản lý rủi ro (Risk Management). Sản phẩm các nước đang áp dụng các quy định bắt buộc về độ an toàn và sức khỏe, tuân thủ các quy định về vệ sinh dịch tễ gồm: rau và hoa quả tươi, nước quả và các chế phẩm thực phẩm, thịt và các sản phẩm thịt, các sản phẩm sữa, các sản phẩm chế biến.

+ Một số nguyên tắc áp dụng cơ bản của Hiêp Định:

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 33)