Những tồn tại trong xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc và nguyên nhân của các tồn tại đó

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 106)

D. Nhu cầu của nước nhập khẩu

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của

2.3.2. Những tồn tại trong xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc và nguyên nhân của các tồn tại đó

a. Những tồn tại và nguyên nhân về cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu.

Hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc chủ yếu dưới dạng thô, nhưng ngay cả xuất thô cũng làm chưa tốt. Sự bung ra tràn lan, gia đình nào cũng thành doanh nghiệp khiến quá trình sản xuất hàng xuất khẩu không được quản lý, manh mún, có nguy cơ quay lại cơ chế sản xuất tiểu nông. Lấy ví dụ ngành chè, tổng khối lượng xuất khẩu 9 tháng năm 2010 chỉ có 100.000 tấn nhưng có tới 625 doanh nghiệp làm xuất khẩu. Sự manh mún đã kéo chất lượng, phẩm cấp và kéo luôn giá chè thụt lùi theo. Giá chè trên sàn giao dịch quốc tế vào khoảng 3,7 USD/kg nhưng chè Việt Nam chỉ xuất khẩu được 1 USD/kg, sản lượng chè xuất khẩu xếp thứ 6 trên thế giới nhưng giá cả xếp thứ 10.

Trong ngành cao su cũng diễn ra tình trạng tương tự. Trước đây, phần lớn cao su xuất khẩu là của Tổng Công ty Cao su nên tuân theo quy chuẩn nhưng từ khi bung ra cho mọi thành phần kinh tế thì có hiện tượng bán hàng bất chấp chất lượng. Nguy hiểm nhất là thói quen bán hàng “xô” cho Trung Quốc - nước vốn không khắt khe về tiêu chuẩn đã dần hình thành thói quen bán xô cho mọi đối tác khác. Vì thế, khi khách hàng Mỹ muốn nhập cao su họ chọn Indonesia, Malaysia, Thailand trước Việt Nam vì các nước này có giấy chứng nhận phẩm cấp dù không phải là phẩm cấp tốt nhất nhưng chắc chắn là đúng thông số. Cao su Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc chủ yếu ở dạng cao su nguyên liêu. Năm 2010, xuất khẩu các sản phẩm từ cao su vào Trung Quốc chỉ bằng 3,5% kim ngạch xuất khẩu cao su nguyên liệu.

Mặt hàng cà phê, hiện đứng thứ hai thế giới về lượng cà phê xuất khẩu và đang có mặt ở tất cả các châu lục. Việt Nam còn là thành viên của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), nhưng lượng cà phê xuất khẩu chủ yếu ở dạng nguyên liệu, chưa qua chế biến sâu. Người tiêu dùng trên thế giới vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm cà phê qua chế biến của Việt Nam.

Chẳng riêng, chè, cao su, cà phê mà các hàng nông sản khác của Việt Nam cũng rơi vào tình trạng bán hàng bất chấp phẩm cấp, mua bán xô là hình thức “nổi tiếng” của nông sản Việt Nam chưa kể, manh mún dẫn đến tranh mua, tranh bán.

Hạn chế lớn nhất hiện nay của nông sản Việt Nam là chỉ có 10% hàng có thương hiệu, còn lại 90% là mượn thương hiệu nước ngoài khi thông qua trung gian để bán.

Một trong những yếu kém của nông nghiệp thời gian qua là vấn đề giống và kỹ thuật canh tác mới như tưới tiêu, phân bón, trang thiết bị kỹ thuật canh tác và cải tạo đất. Đây là những yếu tố kỹ thuật quan trọng mà trình độ của Việt Nam còn thấp so với yêu cầu và thấp hơn nhiều quốc gia trên thế giới. Do sản xuất manh mún, quy hoạch và tổ chức yếu kém, không tạo được các vùng chuyên canh lớn cho xuất khẩu. Công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch còn rất lạc hậu, việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được giải quyết cơ bản. Không ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, chúng ta không thể có số lượng hàng hóa đủ lớn và ổn định về chất lượng cho xuất khẩu. Ví dụ trong ngành rau quả nhiệt đới, không áp dụng qui trình GAP, không áp dụng kỹ thuật canh tác trong nhà kính, nhà lưới, không tưới tiêu, chăm bón theo chế độ hữu cơ thì không thể có sản lượng đủ lớn, đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong ngành chè, giá chè quốc tế khoảng 3,7 USD/kg nhưng chè Việt Nam chỉ bán được giá 1 USD/kg do giống lạc hậu không còn được ưa chuộng, quy trình canh tác còn tồn tại nhiều vấn đề. Mặc dù Hiệp hội Chè Việt Nam đã rất quyết liệt yêu cầu nông dân, các doanh nghiệp phải tuân thủ quy trình canh tác, không lạm dụng thuốc kích thích để chè tăng trưởng nhanh, ảnh hưởng đến chất lượng. Trong ngành sản xuất lúa gạo, nhược điểm lớn của gạo xuất khẩu Việt Nam là thường bị lẫn lộn nhiều giống, tạp hạt có màu và thời gian giao hàng cho khách thường chậm, nên thương hiệu gạo Việt Nam khó tồn tại lâu trong lòng người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nông dân chưa thực sự quan tâm đến chất lượng sản phẩm và việc áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp, tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng còn lớn. Các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chỉ muốn ăn xổi, có được hợp đồng mới mua gom gạo, giá càng rẻ càng lợi, ít doanh nghiệp nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu hoặc hợp tác với nông dân để tổ chức vùng chuyên canh lúa.

đó có nông sản thì rất chậm, lạc hậu và không đáp ứng kịp thời các đòi hỏi quốc tế. Với tốc độ xây dựng chỉ đạt 20 - 30 tiêu chuẩn/năm và với 799 tiêu chuẩn cơ bản cần xây dựng thì phải làm trong thời gian 20 - 30 năm. Đối với các tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp nhận thì thông thường 5 năm phải được soát xét lại. Đây thực sự là thách thức lớn đòi hỏi giải quyết sớm.

c. Những tồn tại và nguyên nhân về thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vấn đề tổ chức sản xuất để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy trình canh tác GAP (Good Agricultural Practice) sạch và hữu cơ theo quy định quốc tế là khâu yếu kém nhất do việc trồng trọt, chế biến nông sản hiện nay chủ yếu do các hộ nông dân làm. Việc quản lý vệ sinh an toàn trong sản xuất nông sản do Cục bảo vệ thực vật các tỉnh quản lý trong điều kiện lực lượng cán bộ vừa ít vừa thiếu hiểu biết về tiêu chuẩn vệ sinh động thực vật quốc tế nên khó hoàn thành được nhiệm vụ.

Lượng chất độc bị liệt vào danh mục cấm thường cao hơn mức cho phép. Theo kết quả khảo sát tháng 3 năm 2009 của Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật ở phía Bắc và phía Nam cho thấy 11/95 mẫu rau quả (chiếm 11,57%) phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức tối đa cho phép, 2 - 3% có dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã bị cấm sử dụng. Rau quả chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm do canh tác dàn trải, quy trình trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, chế biến còn nhiều bất cập. Do chưa thực hiện quy trình GAP nên dư lượng thuốc bảo vệ thực vật luôn vượt mức cho phép. Thách thức lớn nhất chính là thực hiện đúng quy định theo Hiệp định SPS của WTO. Hiện Việt Nam chủ yếu xuất khẩu rau quả sang các tỉnh phía Nam Trung Quốc nơi có yêu cầu về chất lượng không quá khắt khe.

Cà phê Việt Nam bị khách hàng Trung Quốc khiếu nại về chất lượng, do quá trình chăm sóc, thu hái, phơi sấy, chế biến, đóng gói không tuân thủ quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng. Thu hái nhiều quả xanh, nhiều nông dân do không đủ sân xi măng nên phơi cả xuống nền đất làm cho cà phê có mùi đất (Earthy) khi nếm thử; có mùi ngái (grassy) do thu hái xanh; cà phê chế biến ướt xát tươi, nước chế biến không thay kịp thời hoặc không kịp chế biến để cà phê bị

lên men nên có mùi hôi. Trong vận chuyển, do chưa chú ý thích đáng đến độ ẩm cần thiết cho bảo quản phải nhỏ hơn 13% nên khi xếp xuống hầm tầu trong điều kiện nhiệt độ cao cà phê bị đổ mồ hôi làm hỏng chất lượng cả lô. Vấn đề rất quan trọng là ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của nấm mốc tạo chất độc như Mycotoxyn và Ochratoxxyn A (OTA) dễ gây ung thư và tác hại đến thận. Khách hàng nhập cà phê rất chú ý tới vấn đề này nhưng bà con nông dân và doanh nghiệp Việt Nam chưa có biện pháp tích cực và phương tiện kỹ thuật để đề phòng.

Hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Trung quốc, một thị trường tương đối dễ tính, nhưng căn cứ theo những văn kiện pháp lý đã ký giữa hai bên như: (1) Thỏa thuận hợp tác kiểm tra, kiểm dịch và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản xuất nhập khẩu. (2) Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc nhập khẩu gạo từ Việt Nam vào Trung Quốc. (3) Nghị định thư về việc sửa đổi, bổ sung Hiệp định kiểm dịch y tế biên giới nên hàng nông sản thường bị phía Trung Quốc kiểm tra và trả lại, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã áp dụng chế độ kiểm dịch thực vật theo quy định của SPS, hàng hóa nhập khẩu phải đăng ký xuất xứ bằng tiếng Trung Quốc, công khai chất lượng hàng hóa, kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Do không đáp ứng được yêu cầu này nên nhiều lô hàng nông sản Việt Nam không được chấp nhận.

Thực tế là, nhiều Doanh nghiệp do vô tình hay cố ý đã vi phạm các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều đó chỉ ra rằng công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để nâng cao nhận thức về vấn đề này còn yếu kém. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có qui mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán gây nhiều khó khăn cho việc kiểm soát, giám sát.

Nhìn chung, hệ thống các văn bản pháp lý của Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm khá đầy đủ như Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ quy định về Qui chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu. Tuy nhiên so với các quy định quốc tế thì còn ở mức thấp hoặc khó thực thi. Tồn tại lớn nhất đối

với xuất khẩu nông sản là vấn đề thực thi pháp luật, luật ban hành thì nhiều nhưng thực hiện thì tùy tiện, không nghiêm.

d. Những tồn tại và nguyên nhân trong lĩnh vực mậu dịch biên giới.

Khi xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều lựa chọn hình thức xuất khẩu biên mậu. Đây là hình thức xuất khẩu tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Trong 3 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu cao su Việt Nam theo đường chính ngạch vào Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 3,1% tổng lượng cao su nhập khẩu theo hệ chính ngạch của Trung Quốc trong khi của Thailand là 54,8%, kế đến là Malaysia 24%, Indonesia 15,1%.

Phía Trung Quốc luôn có nhiều biện pháp can thiệp nhằm hạ nhiệt thị trường biên mậu. Cách ép giá đơn giản mà họ liên tục áp dụng là đột ngột ngưng hoặc hạn chế nhập hàng. Lúc đó doanh nghiệp Việt Nam buộc phải bán, vì nếu găm hàng thì tốn tiền phí lưu kho, lãi suất. Do thiếu thông tin về đối tác và sự thay đổi liên tục của cơ chế và chính sách nhập khẩu của Trung Quốc nên đã có nhiều doanh nghiệp bị thua thiệt. Ví dụ như khi giá cao su tăng mạnh, nhiều doanh nghiệp tập trung gom hàng xuất theo đường biên mậu, trong khi nhiều container mủ còn đang trên đường vận chuyển, thì tại cửa khẩu, doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu hạn chế mua nhằm kéo giá xuống.

Việt Nam thường bị động trong đối phó về vấn đề biên mậu với Trung Quốc, một phần do chưa ban hành kịp thời những chính sách quản lý biên mậu. Trong thời gian từ 1991 - 2003, Việt Nam chưa có đầu mối chuyên trách quản lý biên mậu nên việc quản lý còn lỏng lẻo, phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn nặng về hình thức mà chưa liên kết về thực chất. Việc ban hành các thông tư, các quyết định, qui chế về biên giới nhiều điều còn xa rời thực tế chưa phù hợp với thực tiễn, chồng chéo khó thực thi. Nguyên nhân chính là do Việt Nam chưa có một nhạc trưởng chỉ huy, cũng như chưa có một chiến lược tổng thể cho việc làm ăn với Trung Quốc.

Cơ cấu hàng hóa trao đổi ở các chợ và khu vực cửa khẩu còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Các bên áp dụng chính sách thuế chưa hợp lý, việc kiểm soát cửa khẩu và đường biên còn nhiều khiếm khuyết, dẫn

đến tình trạng trốn lậu thuế, hàng giả, hàng kém phẩm chất diễn ra gay gắt trên toàn tuyến biên giới gây thiệt hại kinh tế và mất uy tín cho cả hai phía.

Việt Nam chưa có khu bảo thuế tại các cửa khẩu, hai bên cho tới nay vẫn chưa tìm ra được biện pháp quản lý một cách hữu hiệu các hoạt động mậu dịch biên giới. Công tác quản lý xuất nhập khẩu mới chỉ thực hiện được với hàng mậu dịch còn hàng của cư dân biên giới vẫn còn nhiều tồn tại. Do quản lý còn nhiều bất cập nên tình trạng trốn lậu thuế, gian lận thương mại vẫn diễn ra hàng ngày.

Thủ tục hải quan rườm rà nên doanh nghiệp phải chờ đợi lâu. Khái niệm mậu dịch biên giới chưa được phân định rõ ràng, khó phân biệt đâu là chính ngạch, đâu là tiểu ngạch, đâu là trao đổi của cư dân biên giới vì vậy việc quản lý để đưa vào trật tự kỷ cương còn nhiều khó khăn.

Cơ chế thanh toán qua ngân hàng còn nhiều trở ngại, chủ yếu là hàng đổi hàng, thanh toán tiền trực tiếp bằng ngoại tệ hoặc bằng bản tệ. Thanh quyết toán qua ngân hàng chưa chiếm ưu thế nên dễ dẫn đến thất thoát, thua thiệt cho các doanh nghiệp. Tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng chỉ chiếm khoảng 15% năm 1999 và hiện nay khoảng 10 - 12%.

Phương thức trao đổi hàng hóa, dịch vụ còn giản đơn chưa gắn liền với các hình thức hợp tác kinh tế khác như đầu tư, liên doanh.

Việc Trung Quốc gia nhập WTO làm bùng nổ trao đổi thương mại Việt - Trung, tuy nhiên cũng làm gia tăng nhiều bất cập trong quản lý thương mại biên mậu, gia tăng tình trạng buôn lậu.

e. Những tồn tại và nguyên nhân về công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại.

Thiếu thông tin về tình hình thị trường, về những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất lợi trong quan hệ thương mại Việt - Trung. Nhiều cơ quan nghiên cứu về Trung Quốc nhưng lượng thông tin lại thất thường, thiếu cập nhật, sự phối hợp còn hạn chế, khả năng phân tích, dự báo của cán bộ chuyên môn còn yếu.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam, tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đều thiếu thông tin và không

cập nhật được những thay đổi trong chính sách nhập khẩu của Trung Quốc nên dẫn tới tình trạng hàng ách tắc dọc biên giới diễn ra triền miên. Hàng trăm xe dưa hấu chở từ miền Trung, miền Nam ra cửa khẩu Tân Thanh rồi lại phải đổ đi tái diễn thường xuyên.

Sự hiểu biết của doanh nghiêp Việt Nam về những quy định, thủ tục, luật lệ của Trung Quốc còn rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được nội dung và tinh thần của Chương trình thu hoạch sớm EHP vì vậy không tận dụng hết được ưu đãi thuế quan với nhóm hàng nông sản nên vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp Thailand tại thị trường Trung Quốc. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp do không nắm bắt được cụ thể những điều chỉnh trong chính sách, qui chế, thủ tục xuất nhập khẩu khi Trung Quốc gia nhập WTO nên nhiều hàng

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 106)