D. Nhu cầu của nước nhập khẩu
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của
3.1.1. Một số thuận lợ
a. Về môi trường pháp lý
Những văn kiện pháp lý cơ bản như Hiệp định Thương Mại Việt - Trung ngày 7/11/1991, Hiệp định song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO tháng 10/2005 và Hiệp định về hợp tác kiểm dịch động thực vật năm 2008 là những nhân tố quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ thuơng mại hai nước theo các chuẩn mực quốc tế. Đây là những văn kiện xác định cam kết của cả hai bên giành cho nhau về mở cửa, tiếp cận thị trường, về thuế, về các biện pháp phi thuế, về quyền kinh doanh, về dịch vụ và về quyền sở hữu trí tuệ. Các Hiệp định này là một bước tiến đáng kể, tạo môi trường kinh doanh minh bạch cho hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc.
Trung Quốc và Việt Nam là thành viên của WTO, đều có nghĩa vụ cam kết mở cửa thị trường giành ưu đãi tối huệ quốc MFN và ưu đãi quốc gia NT cho nhau. Hai nước đang sửa đổi lại hệ thống chính sách cho phù hợp với các cam kết khi gia nhập tổ chức WTO, do đó quan hệ thương mại sẽ phát triển trên cơ sở luật pháp quốc tế, sẽ bình đẳng hơn, quy mô trao đổi được mở rộng nhờ cắt giảm các hàng rào thương mại.
Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO tạo điều kiện cho hàng Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc và Việt Nam có điều kiện tham gia sâu vào hệ thống phân công lao động khu vực.
Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội phát triển và hiện đại hóa của Trung Quốc để nhập khẩu công nghệ, thu hút đầu tư từ Trung Quốc nhằm phát triển các ngành sử dụng tài nguyên và lao động rẻ.
b. Về nhu cầu thị trường
tổng quát (GTAP), gia nhập WTO, sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc sẽ tăng từ 4 - 6% trong đó khoảng 20 - 30% lợi nhuận là do giá tăng, 70% còn lại là do tăng trưởng sản lượng thực tế thông qua quá trình chuyển đổi cơ cấu, chuyển sang những nông phẩm Trung Quốc có thế mạnh. Các mặt hàng dự báo sẽ tăng sản lượng do tác động gia nhập WTO là: Gạo tăng 2,3% vào 2010, rau quả 9,7%. Các loại nông sản chịu tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại là: Ngô giảm 3,1% vào 2010; đầu thực vật giảm 9,0%; đường giảm 5,6%; Sữa giảm 8,4% vào 2010. Theo nghiên cứu này thì năm 2010, Trung quốc chỉ đáp ứng đựoc nhu cầu trong nước đối với ngũ cốc là 93%, gạo 107%, lúa mì 96%, ngô 80%, đậu tương 47%, hạt có dầu 69%, đường 71%, rau 105%, quả 106%. Như vậy, thời gian tới Trung Quốc sẽ không thể tự cung tự cấp mà phải nhập khẩu nhiều những sản phẩm có yêu cầu cao về đất đai. Để hưởng các ưu đãi của WTO, Trung Quốc sẽ chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế sang sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng chất xám cao, sử dụng nhiều vốn và công nghệ hiện đại. Việt Nam và các nước đang phát triển có cơ hội trở thành người cung cấp sản phẩm thô, sản phẩm sử dụng nhiều lao động cho thị trường Trung Quốc.
Các nhà kinh tế Hongkong và Singapore nghiên cứu về Trung Quốc đã tổng kết 10 điểm cơ bản về thị trường hàng nông sản Trung Quốc, bao gồm:
1) Quy mô nhu cầu cực lớn;
2) Có nhu cầu đa dạng từ hàng cấp thấp nhất đến hàng cấp cao nhất (đặc biệt là đặc sản rừng, đặc sản biển, dược liệu...);
3) Nguồn cung ngày càng nhỏ tương đối so với nhu cầu;
4) Nhu cầu có tính khác biệt rất lớn giữa các vùng, miền; giữa các dân tộc; 5) Khả năng chế biến rất lớn và đa dạng, do đó Trung Quốc cần nhập khẩu
nhiều nguyên vật liệu;
6) Khả năng thay thế nhập khẩu nhanh và lớn; 7) Tính liên kết giữa các khâu rất lớn;
8) Khả năng tập trung đầu tư (vốn, công nghệ đa dạng, lao động...) nhanh và lớn;
10) Chính sách quản lý linh hoạt, mềm dẻo.
Nền kinh tế Trung Quốc có xu hướng tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm tới nên nhu cầu tiêu dùng nông sản sẽ tăng và có thể xuất hiện các nhu cầu mới.
c. Về thuếsuất
Gia nhập WTO, Trung quốc phải hạ mức thuế bình quân gia quyền từ 13,3% năm 2001 xuống còn 6%. Riêng hàng nông sản, giảm từ 22% xuống còn 15% và thực hiện tự do hóa nhập khẩu hàng nông sản thiết yếu như lúa mỳ, ngô, gạo, bông, đậu tương…Thuế suất thấp nhất cho hàng nông sản chỉ là 1% nếu trong giới hạn của quota (trừ đậu tương là 9%), ngoài mức quota thì mức thuế suất là 65%.
Với Việt Nam, gia nhập WTO, thuế sẽ chia thành 16 bậc, thuế suất trung bình giảm từ 18,3% xuống còn 13%, trong đó thuế suất hàng nông sản thông thường là 29,4%. Các biện pháp phi thuế cũng được cả hai nước tháo gỡ về cơ bản đã tạo một môi trường thuận lợi cho trao đổi nông sản giữa hai nước
d. Do tác động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
Việc hình thành Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư và các lĩnh vực giữa hai bên, nâng cao tính bổ sung và khai thác tốt hơn lợi thế của các nước, các khu vực để nâng cao sức cạnh tranh và đối phó với những rủi ro có thể xẩy ra trong tình hình thế giới có nhiều biến động. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc làm tăng tính đa dạng của thị trường này và là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với khoảng 1,8 tỷ người tiêu dùng, có tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN là 229,7 tỷ USD. ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc và ngược lại Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN (năm 2010). Theo dự báo của Ban thư ký ASEAN, khi khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc hoàn thành thì nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước ASEAN sẽ tăng khoảng 10%/năm. Theo kết quả nghiên cứu của Nhóm chuyên gia về Hợp tác Kinh tế ASEAN - Trung Quốc, khu vực ACFTA hoàn thành sẽ tạo ra sự thay đổi về xuất khẩu của các nước ASEAN và Trung Quốc. Xuất khẩu của
ASEAN sang Trung Quốc sẽ tăng thêm 13 tỷ USD và xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN tăng thêm 10,6 tỷ USD.