Tổng quan về quan hệ kinh tế Việt Trung

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 62 - 63)

D. Nhu cầu của nước nhập khẩu

c) Nhân tố về sự phát triển của khoa học công nghệ tác động đến sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản.

2.1.2.1. Tổng quan về quan hệ kinh tế Việt Trung

Quan hệ Việt - Trung kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đã không ngừng phát triển và ngày càng được củng cố toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên các mặt: chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội...Lãnh đạo Đảng và Chính phủ hai nước, các Bộ, Ngành, Chủ tịch các tỉnh thành, các doanh nghiệp liên tục trao đổi, thăm viếng chính thức lẫn nhau, ký kết hàng loạt Hiệp định, Nghị định thư và nhiều văn kiện pháp lý trên mọi lĩnh vực tạo điều kiện cho quan hệ hai nước không ngừng phát triển. Trung Quốc đã điều chỉnh các chính sách theo hướng coi trọng quan hệ với Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc vào đầu tư, hợp tác, buôn bán với Việt Nam và qua đó hướng xuống các nước ASEAN khác.

Hai bên đã thành lập Ủy ban điều phối hợp tác hai chính phủ do cấp Phó Thủ Tướng đứng đầu. Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại liên chính phủ cấp thứ trưởng đứng đầu (năm 2007 đã nâng lên cấp bộ trưởng) và nhiều cơ chế hợp tác khác đã đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước lên một tầm cao mới.

Ngoài mối quan hệ song phương, hai nước cũng không ngừng tăng cường hợp tác trong khuôn khổ đa phương như ASEAN, APEC, WTO...

Hàng loạt các dự án hợp tác giữa hai nước, các tài trợ không hoàn lại, hay các khoản vay ưu đãi giữa hai chính phủ được triển khai như dự án cấp nước cho thành phố Hải Phòng, cải tạo kĩ thuật nhà máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy

nhiệt điện Cao Ngạn, cải tạo nhà máy phân đạm Bắc Giang, nâng cấp đường sắt Vinh - Hà Nội cùng rất nhiều dự án khác đã và đang được triển khai.

Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tính đến tháng 06/2010, có hơn 2.000 doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tư trực tiếp (FDI) tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 2,92 tỷ USD, đứng thứ 15 trong tổng số 91 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Các dự án đầu tư của Trung Quốc tập trung ở 53 tỉnh thành trong cả nước, chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 62 - 63)