D. Nhu cầu của nước nhập khẩu
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của
2.2.4.1. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc
Xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc có mức tăng trưởng cao về kim ngạch trong suốt giai đoạn 2001 - 2010.
Cao su thiên nhiên là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, tăng từ 51,6 triệu USD năm 2001 lên 1,42 tỷ USD năm 2010 và Trung Quốc đứng vị trí hàng đầu trong tổng số 70 quốc gia nhập khẩu cao su Việt Nam. Các quốc gia nhập khẩu khác như Hàn Quốc, Malaysia…chỉ chiếm từ 3 - 5 % lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cao su vào Trung Quốc đạt mức tăng trưởng bình quân 26%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010 và chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc. Năm 2010, xuất khẩu cao su vào Trung Quốc chiếm gần 60% lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên mới chỉ chiếm khoảng 25% lượng cao su thiên nhiên nhập khẩu của Trung Quốc. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp đáp ứng tốt đòi hỏi của thị trường này, xuất khẩu cao su sẽ có bước tăng trưởng đáng kể.
Bảng 2.9: Cơ cấu hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc giai đoạn 2006 - 2010 2006 2007 2008 2009 2010 Triệu (USD) % Triệu (USD) % Triệu (USD) % Triệu (USD) % Triệu (USD) % KNXK 3.030 100 3.200 100 4.342 100 4.910 100 7.320 100 Rau quả 24,6 0,81 27,2 0,85 48,9 1,13 55,3 1,13 74,9 1,02 Hạt điều 94,5 3,11 103,9 3,25 160,7 3,70 177,5 3,62 183,4 2,51 Cà phê 15,9 0,52 25,2 0,79 31,5 0,73 24,9 0,51 39,4 0,54 Gạo 12,4 0,41 15,9 0,50 1,4 0,03 0,0 0,00 54,6 0,75 Chè 7,6 0,25 17,3 0,54 6,7 0,15 7,2 0,15 16,9 0,23 Hồ tiêu 0,8 0,03 2,9 0,09 1,9 0,04 0,0 0,00 0,0 0,00 Cao su 851,8 28,11 838,8 26,21 1056,9 24,34 856,7 17,45 1420,8 19,41
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo số liệu xuất khẩu của Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Điều cũng là mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong nhóm hàng nông sản. Xuất khẩu nhân điều vào Trung Quốc có kim ngạch tăng từ 30,3 triệu USD năm 2001 lên 183,4 triệu USD năm 2010 và Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu nhân điều đứng thứ hai sau Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu nhân điều vào Trung Quốc đạt mức tăng trưởng bình quân 14%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010 và chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc.
Trung Quốc không phải là nước sử dụng nhiều cà phê. Trung Quốc chỉ nhập khẩu một lượng cà phê để phục vụ cho hoạt động du lịch, cho cộng đồng các nhà đầu tư và để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của một bộ phận giới trẻ. Kim ngạch xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc đạt mức tăng trưởng bình quân 45%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010 và chiếm 0,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc. Năm 2010, xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc đạt khối lượng 26.499 tấn, với kim ngạch 39,3 triệu USD, chiếm 2,1% giá trị xuất khẩu cà phê của cả nước và Trung Quốc đứng thứ 14 trong tổng số 88 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cà phê Việt Nam.
Xuất khẩu gạo vào Trung Quốc những năm qua còn rất khiêm tốn, chủ yếu qua đường biên mậu cho các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Nhìn chung xuất khẩu gạo vào Trung Quốc có xu hướng tăng nhưng kim ngạch còn thấp nên không gian cho xuất khẩu gạo còn lớn, đặc biệt là các loại gạo có chất lượng cao, gạo đặc sản. Năm 2010, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc tăng đột biến đạt khối lượng 124.466 tấn, với giá trị 54.6 triệu USD, chiếm gần 33% lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc.
Mặc dù rau quả Việt Nam là rau quả nhiệt đới, trái vụ nên được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng và Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn, tuy nhiên trong nhiều năm gần đây, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc liên tục giảm sút, đặc biệt là giai đoạn 2004 - 2006. Trong hai năm 2009 và 2010, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc có xu hướng phục hồi nhưng tốc độ tăng trưởng kim ngạch còn chậm. Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc đạt mức tăng trưởng bình quân 21,7%/năm và chiếm trung bình 0,95% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc giai đoạn 2005 - 2010. Năm 2010, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc đạt kim ngạch 74,9 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức 145 triệu USD của năm 2001. Nguyên nhân xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc giảm sút chủ yếu xuất phát từ phía Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã áp dụng một loạt biện pháp để quản lý chất lượng rau quả nhập khẩu theo quy định của WTO như quy định về nhãn mác, bao bì, vệ sinh an toàn thực phẩm, giám định hàng hóa xuất nhập khẩu nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó
khăn do chưa đáp ứng được các quy định mới của Trung Quốc dẫn đến xuất khẩu giảm sút. Thêm vào đó, tại Trung Quốc rau quả Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm rau quả cùng loại của Thailand. Rau quả Thailand được hưởng thuế suất ưu đãi do thoả thuận Thái - Trung về xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 188 sản phẩm rau quả và có ưu thế vượt trội do chất lượng cao, giống tốt, công nghệ bảo quản hiện đại, khả năng tập trung nguồn hàng lớn.
Nhìn chung, xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2001 - 2010 có mức tăng trưởng cao về kim ngạch nhưng chỉ chiếm một thị phần rất khiêm tốn so với các nước khác, ngay cả với các nước có cơ cấu xuất khẩu tương đồng như Thailand, Indonesia hay có trình độ phát triển kinh tế tương đồng như Philipine.