- Chính phủ mỗi bên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn của mình ký các hợp đồng dài hạn trao đổi một số sản phẩm có thế mạnh của mỗi nước như:
3.3.1.7. Nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng
Hiệp hội có vai trò lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các Hiệp hội cần tham gia các tổ chức, hiệp hội quốc tế để có tiếng nói bảo vệ ngành hàng của mình; nhạy bén với những biến động thị trường, cập nhật các dự báo và xu hướng phát triển, tăng cường giao lưu và chuyển giao công nghệ và đặc biệt là có thể tham gia vào nâng giá, giữ ổn định giá sản phẩm. Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, việc phải làm gấp hiện nay là nếu hiệp hội ngành hàng nào chưa tham gia vào hiệp hội quốc tế thì kiến nghị Chính phủ, Bộ chủ quản vận động xin gia nhập các tổ chức, hiệp hội quốc tế để giúp bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp và vai trò ngành hàng của mình.
Việt Nam đang đàm phán nhiều hiệp định song phương và đa phương ở WTO, cùng các nước ASEAN đàm phán với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ...về mở cửa thị trường và tham gia các diễn đàn APEC, ASEM. Hiệp hội cần nghiên cứu, thu thập kiến nghị của hội viên để tư vấn cho Chính phủ về các cam kết mở cửa thị trường, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển ngành hàng.
Hiệp hội tư vấn cho Chính phủ xây dựng các rào cản kỹ thuật thích hợp để bảo vệ lợi ích người nông dân trong quan hệ quốc tế và bảo hộ hợp lý cho họ trong cạnh tranh trên thị trường.
Hiệp hội còn làm cầu nối phản ánh tâm tư, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi của hội viên. Hiệp hội giữ vai trò tham mưu cho Chính phủ, các Bộ, Ngành và chính quyền địa phương trong việc xây dựng các chủ trương, cơ chế, chính sách thích hợp về đất đai, về tài chính tín dụng để thúc đẩy phát triển ngành hàng.
tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu và tìm hiểu về kỹ thuật mới trong canh tác.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp cần xây dựng mối liên minh, liên kết chặt chẽ như liên kết vùng, liên kết ngành, liên kết kinh doanh để tạo ra sức mạnh trong đàm phán ký kết hợp đồng cả khâu tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông sản. Nhờ đó giảm chi phí vận tải, chi phí giao dịch và tạo niềm tin vững chắc cho đối tác ký hợp đồng. Ở đây hiệp hội giữ vai trò trung gian "bà đỡ" trong chủ trương, điều phối và thực hiện liên minh doanh nghiệp để tạo ra sức mạnh cho các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh, thậm chí có thể khống chế thị trường, giá cả.
Hiệp hội tập trung trí tuệ để hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng HACCP, GAP, ISO 9.000, ISO 14.000 vào sản xuất và chế biến nông sản để nâng cao năng suất, chất lượng, tiết kiệm nguyên nhiên liệu và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam ít ra nước ngoài tìm thị trường nên thiếu thông tin vì vậy hiệp hội có thể giúp doanh nghiệp thẩm tra lý lịch của thương nhân Trung Quốc thông qua thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc để tránh bị lừa đảo, gian lận thương mại.
Các hiệp hội có thể thành lập cơ quan đại diện của mình ở nước ngoài, Nhà nước nên hỗ trợ ban đầu về cơ sở vật chất bằng nguồn ngân sách, nhưng về lâu dài hiệp hội sẽ hoạt động dựa trên kinh phí do hội viên đóng góp.