Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 54)

D. Nhu cầu của nước nhập khẩu

c) Nhân tố về sự phát triển của khoa học công nghệ tác động đến sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ những kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của Thailand, Malaysia và Philipine, Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung

Quốc cần quan tâm và có giải pháp để hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu nông sản ở một số vấn đề sau:

Thứ nhất, phải coi giống là một trong những khâu tạo ra lợi thế so sánh một cách bền vững để đưa nông sản thâm nhập thị trường khu vực và thế giới. Hiện nay, việc sử dụng giống cây trồng ở Việt Nam còn tùy tiện không rõ nguồn gốc xuất xứ, do vậy năng suất và chất lượng cây trồng thấp, tính đồng nhất về quy cách của sản phẩm không cao. Ví dụ như ở Thái Lan, khi bắt tay xây dựng thương hiệu gạo thì việc làm trước tiên của họ là từ khâu giống lúa. Nông dân Thái Lan hầu hết đều sử dụng giống xác nhận, không giống như Việt Nam, nông dân thường sử dụng lúa thu hoạch để làm giống cho vụ sau, nên thường lẫn nhiều loại giống. Chính phủ cần hỗ trợ cho công tác nghiên cứu và lựa chọn giống cây trồng mới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng. Ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Giống mới phải có khả năng kháng bệnh cao để hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất trong quá trình canh tác, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định quốc tế.

Thứ hai, cần có sự đầu tư thích đáng vào công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch, kể cả khâu đóng gói, vận chuyển. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chế biến và bảo quản. Đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ hiện đại cho chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch là yếu tố quyết định để tạo ra những đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, để sản phẩm đến tay người tiêu dùng giữ được chất lượng.

Thứ ba, chính phủ cần tăng cường vai trò của mình trong các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu như hỗ trợ thông tin theo hướng cung cấp cập nhật, chính xác thông tin về thị trường nông sản Trung Quốc cho nông dân và doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại như tham gia các đoàn khảo sát thị trường, các hội chợ. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp và bảo đảm cho nông dân tiếp cận với đầu vào quan trọng như thủy lợi, điện, phân bón với chất lượng cao và giá thấp. Chính phủ cần tăng cường công tác giám sát xuất khẩu, kiên quyết không cho xuất khẩu những lô hàng vi phạm quy

định vệ sinh an toàn thực phẩm để giữ uy tín cho nông sản xuất khẩu.

Thứ tư, tăng cường năng lực của các hiệp hội ngành hàng. Đây là đơn vị tập hợp và tăng cường liên kết các doanh nghiệp kinh doanh nông sản nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc, tập trung sản xuất có quy mô nhỏ lẻ khác nhau thành quy mô lớn hơn để tăng khả năng cạnh tranh.

Thứ năm, coi nông nghiệp là trọng tâm và tạo lập cơ sở pháp lý hỗ trợ nông nghiệp phù hợp với quy tắc của WTO.

Thứ sáu, Chính phủ cần chủ động đàm phán và ký kết các hiệp định song phương mới với đối tác Trung Quốc; nâng cao khả năng thực thi các hiệp định và các thỏa thuận đã ký kết để tạo môi trường thuận lợi cho nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam:

- Đầu tư kinh phí đi tiếp thị, tổ chức khảo sát, tham gia hội chợ để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng tại thị trường Trung Quốc. Xây dựng kênh nghiên cứu riêng của mình về thị trường Trung Quốc để cập nhật thông tin thị trường và những thay đổi trong chính sách thương mại của Trung Quốc nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp.

- Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường Trung Quốc một cách bài bản và chuyên nghiệp, quyết tâm theo đuổi con đường xuất khẩu chính ngạch và thanh toán qua ngân hàng theo hình thức L/C để đưa nông sản tới các khu vực phát triển của Trung Quốc.

- Xây dựng mối liên kết chặt chẽ với nông dân để hình thành vùng nguyên liệu tập trung, gắn liền với việc đầu tư hệ thống chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch để doanh nghiệp chủ động về số lượng, chất lượng nông sản và thời gian giao hàng cho đối tác.

- Chú trọng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học (giống mới, quy trình canh tác tiên tiến, công nghệ sinh học). Quyết tâm theo đuổi mục tiêu xuất khẩu nông sản đã chế biến sâu vào thị trường Trung Quốc để đảm bảo xuất khẩu bền vững, hiệu quả. Quan tâm thu hút vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư Trung Quốc để mở rộng thị trường thông qua hệ thống phân phối của họ tại Trung Quốc.

- Tập trung đầu tư tài chính và trí tuệ cho việc xây dựng thương hiệu. Đăng ký bản quyền tại Trung Quốc để tránh tranh chấp pháp lý khi quyền sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm, nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ uy tín cho thương hiệu.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w