Hình thức xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 100)

D. Nhu cầu của nước nhập khẩu

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của

2.2.4.3. Hình thức xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc

Hoạt động trao đổi nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua diễn ra rất sôi động dọc biên giới hai nước, có thể khái quát thành 4 hình thức chủ yếu sau: Mậu dịch chính ngạch, mậu dịch biên giới, các loại dịch vụ xuất nhập khẩu và buôn lậu.

Hiệp định Thương mại ký năm 1991 quy định hai bên buôn bán theo tập quán quốc tế, thanh toán bằng đồng tiền tự do chuyển đổi thông qua ngân hàng. Nhưng trên thực tế, một khối lượng lớn hàng hóa vẫn trao đổi tiểu ngạch (phía Trung Quốc gọi là mậu dịch biên giới).

Theo quy định của Trung Quốc thì mậu dịch biên giới bao gồm 3 hình thức: mậu dịch chợ dân cư biên giới, giao dịch tiểu ngạch biên giới, hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Trung Quốc quy định chặt chẽ, chỉ có doanh nghiệp của các tỉnh biên giới được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mới được quyền kinh doanh biên mậu và được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế xuất nhập khẩu, các cơ chế về tài chính, các cơ chế về quản lý của chính quyền địa phương biên giới.

Như vậy, tham gia mậu dịch biên giới không phải chỉ là cư dân sát biên giới với khối lượng hàng hoá nhỏ mà Trung Quốc còn huy động, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia mậu dịch biên giới với quy mô và khối lượng hàng hoá lớn, không hạn chế. Không chỉ các huyện, thị xã biên giới, mà cả các thành phố sâu trong nội địa thuộc các tỉnh biên giới Quảng Tây, Vân Nam cũng thành lập các Cục biên mậu để quản lý, hướng dẫn và thành lập các Tổng công ty, Công ty biên mậu của Nhà nước để tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt - Trung.

Như vậy hoạt động mậu dịch biên giới được phía Trung Quốc quản lý một cách chặt chẽ và có hệ thống từ chính phủ cho tới các địa phương, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan hữu quan.

Trung Quốc sử dụng công cụ thuế quan để điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu rất hiệu quả. Mỗi mặt hàng khi nhập khẩu có thể được áp dụng hai chính sách thuế: thuế mậu dịch (chính ngạch) do chính phủ quy định và thuế biên mậu do địa phương quy định. Do vậy, có trường hợp cùng một thời điểm, mặt hàng giày dép của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất vào nước này theo đường chính ngạch phải chịu thuế suất trên 30% nhưng theo đường biên mậu chỉ chịu thuế suất gần 5%. Hoặc tùy vào chủ trương khuyến khích hay không khuyến khích xuất, nhập khẩu một mặt hàng nào đó mà nước này cũng có sự điều chỉnh thuế suất rất nhanh và mạnh tay. Đơn cử như với mặt hàng phân bón, trước 30/6/2009, Trung Quốc đánh thuế tới 130% nhằm hạn chế xuất khẩu trong vụ sản xuất nông nghiệp, nhưng ngay khi mùa vụ kết thúc đã hạ còn 10%.

So với Việt Nam, chính sách liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Trung Quốc thường biến động nhanh, mạnh. Do vậy, doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam không linh hoạt sẽ khó tránh khỏi thua thiệt.

Đứng trước chính sách biên mậu quá khôn khéo như vậy của Trung Quốc nhưng đa số các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất nông sản vào Trung Quốc lại lựa chọn hình thức xuất khẩu biên mậu và chính sự lựa chọn này đã tiềm ẩn không ít rủi ro. Trên thực tế chính sách và hành xử của chính quyền trung ương và địa phương của Trung Quốc không nhất quán. Trung Quốc luôn giành cho doanh nghiệp của mình vị trí chủ động trong quan hệ với các doanh nghiệp đối tác ở các quốc gia có chung biên giới. Với sự phân cấp mạnh của trung ương, các địa phương của Trung Quốc đã nắm thế chủ động và làm chủ trong việc điều tiết hàng hóa nhập khẩu tại các cửa khẩu về số lượng, chất lượng và đặc biệt là về giá cả. Điều này không vi phạm quy định của WTO vì các chính sách chỉ áp dụng cho hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu qua đường biên mậu mà không áp dụng cho hình thức xuất khẩu chính ngạch.

Phía Trung Quốc luôn áp dụng những chính sách biên mậu đặc biệt, khiến cho doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt, dễ rơi vào tình huống bị ép giá. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc theo con đường này đều luôn ở thế bị động vì không thể nắm bắt, xoay xở nổi với các chính sách của đối

tác. Ví dụ như từ cuối năm 2008 và đặc biệt là đầu năm 2009, phía Trung Quốc thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu cao su như quản lý chặt việc nhập khẩu theo đường tiểu ngạch, thực hiện cấp quota cho các doanh nghiệp nhập khẩu cao su. Những doanh nghiệp được cấp quota nhập khẩu phải làm thủ tục thông quan và giao nhận hàng qua cửa khẩu quốc tế Đông Hưng - Móng Cái.

Trung Quốc thường xuyên áp dụng các chính sách linh hoạt để điều chỉnh lượng hàng xuất khẩu và giá cả xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này, như Trung Quốc chỉ cho phép một số mặt hàng nhất định được đi qua một số cửa khẩu nhất định, ví dụ như hoa quả chỉ được đi qua cửa khẩu Lào Cai, hoặc Tân Thanh, cao su chỉ được nhập từ cửa khẩu Móng Cái hoặc Lục Lầm, thủy hải sản cũng chỉ được đi vào Trung Quốc từ cửa khẩu Móng Cái, hàng máy móc, thiết bị chỉ được qua cửa khẩu Hữu Nghị. Thậm chí, có những lúc, Trung Quốc thay đổi chính sách biên mậu nhưng lại không thông báo cho các doanh nghiệp Việt Nam, như việc mặt hàng tinh bột sắn vốn vẫn được đi qua cửa khẩu Chi Ma, bỗng dưng lại chuyển sang chỉ cho qua ở cửa khẩu Bảo Lâm. Sự thay đổi thất thường nay thông mai tắc này khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không nắm kịp thông tin, phải chịu tổn thất lớn.

Qua con đường tiểu ngạch này, Trung Quốc có thể tăng giảm mức phí biên mậu ở từng thời điểm, mùa vụ mà doanh nghiệp Việt Nam không thể biết trước được. Điều này ảnh hưởng lớn tới giá mua vào của các tiểu thương Trung Quốc. Hoặc một kiểu khác là, Trung Quốc có thể tăng cường kiểm soát gắt gao vệ sinh an toàn hàng xuất khẩu của Việt Nam nếu muốn siết chặt lượng hàng nhập vào, hoặc nới lỏng kiểm tra, giám sát nếu muốn tăng lượng hàng nhập từ Việt Nam.

Một đặc thù khác đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam, các đối tác nhập khẩu Trung Quốc thường chỉ định giao hàng tại các cửa khẩu phụ, các cặp chợ đường biên. Nhưng, hạ tầng cơ sở tại các khu vực này thường không đáp ứng đủ yêu cầu về thông quan, kiểm dịch. Do vậy chỉ cần cơ quan quản lý Trung Quốc tăng cường giám sát chặt chẽ thì ngay lập tức, hàng hóa xuất khẩu lại ách tắc, thiệt hại khôn lường. Như ngày 2/4/2009, tại của khẩu Tân Thanh tồn lại hơn 200 xe hoa quả có trọng tải 15 - 20 tấn/xe, trong đó có 2/3 lượng xe vận chuyển hàng dưa

hấu phải xếp hàng nằm chờ xuất khẩu sang Pò Chài, Trung Quốc.

Nếu chỉ dựa vào buôn bán biên mậu rất khó để đưa hàng nông sản Việt Nam tới các khu vực phát triển của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh…

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w