Định hướng về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 126 - 129)

D. Nhu cầu của nước nhập khẩu

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của

3.2.2. Định hướng về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc

chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không đều nhanh chóng, thuận lợi và chi phí thấp sẽ là nhân tố góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nông sản.

- Do vị trí địa lý gần kề, Việt Nam cần vận dụng cả hai hình thức: xuất khẩu chính ngạch và biên mậu để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc.

Thứ ba, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu theo hướng gia tăng các sản phẩm chế biến, giảm dần tỷ trọng hàng thô hoặc sơ chế để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

- Hiện nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc hầu hết ở dạng nguyên liệu thô hoặc sơ chế. Những mặt hàng này tuy nhiên sẽ gặp khó khăn về khả năng mở rộng quy mô gieo trồng vì vậy để duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu một cách bền vững phải dựa vào gia tăng hàm lượng chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu.

- Thị trường hiện nay chủ yếu là các tỉnh Nam và Tây Nam Trung Quốc, nơi có yêu cầu không quá khắt khe về chất lượng. Về lâu dài cần nghiên cứu mở rộng sang các tỉnh Quảng Đông, Thượng Hải, Bắc Kinh và lan tỏa tới các vùng phía Bắc của Trung Quốc, tới Hồng Kông, Ma Cao. Vì vậy phải nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng nông sản xuất khẩu.

3.2.2. Định hướng về đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc Trung Quốc

Định hướng về xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc giai đoạn đến 2020 là: đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, góp phần vào tăng trưởng GDP. Đẩy mạnh xuất khẩu các hàng nông sản có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực nghiên cứu phát triển các mặt hàng mới có tiềm năng thành những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản chế

biến có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng khoa học và công nghệ, giảm dần tỷ trọng hàng thô và sơ chế.

* Một số định hướng:

- Tận dụng cơ hội từ sự tăng trưởng của Trung Quốc, sự thiếu hụt nguyên liệu và một số hàng nông sản để tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần giảm nhập siêu, quản lý tốt thương mại biên mậu, trao đổi thương mại trên cơ sở bình đẳng theo đúng khuôn khổ WTO. Trước hết phải củng cố và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng nông sản chủ lực đã đứng chân được tại thị trường này, từng bước nâng cao chất lượng, tăng hàm lượng chế biến, giảm xuất khẩu hàng thô và sơ chế.

- Khai thác tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng nông sản mới theo hướng đầu tư từ các nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc. Đẩy mạnh hợp tác thương mại theo hướng hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Trung Quốc để sản xuất và chế biến nông sản xuất khẩu vào Trung Quốc hoặc nước thứ ba.

- Nghiên cứu xây dựng các nhân tố tăng trưởng xuất khẩu nông sản mới trong giai đoạn 2012 - 2020 và xây dựng chương trình ở cấp quốc gia để thực hiện các nhân tố tăng trưởng xuất khẩu này.

- Rà soát lại các chính sách, các biện pháp nhằm kịp thời phát hiện những hạn chế, cản trở sản xuất và xuất khẩu nông sản để có phương án tháo gỡ tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu.

Về cơ cấu hàng xuất khẩu: Trong thời gian tới Trung Quốc vẫn có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với nhiều loại nông sản mà Việt Nam có tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu và ít chịu sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc hoặc nước khác. Chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu theo hướng gia tăng hàm lượng chế biến để nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu, giảm dần tỷ trọng hàng thô và sơ chế.

Về khu vực thị trường: Tập trung vào các khu vực có nhu cầu nhập khẩu lớn và chúng ta đang xuất khẩu mạnh như Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu. Những khu vực này không đòi hỏi quá cao so với các khu vực khác ở Trung Quốc. Bên cạnh đó cần nghiên cứu mở rộng xuất khẩu sang thị trường một số tỉnh phát triển miền Đông Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc

Kiến, Hải Nam, Thượng Hải, Bắc Kinh, Triết Giang, Sơn Đông.

Về phát triển biên mậu: Mặc dù xuất khẩu nông sản theo đường biên mậu. tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên những yếu kém trong sản xuất và chế biến nông sản hiện nay khó có thể khắc phục được trong một thời gian ngắn. Vì vậy trong thời gian tới, bên cạnh việc chuyển mạnh sang hình thức xuất khẩu chính ngạch theo các chuẩn mực quốc tế thì xuất khẩu theo đường biên mậu vẫn là một kênh quan trọng để đưa nông sản thâm nhập vào Trung Quốc. Định hướng về phát triển biên mậu, bao gồm:

- Lành mạnh hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động trao đổi hàng hoá qua biên giới Việt - Trung. Thỏa thuận với phía Trung Quốc từng bước áp dụng các quy định, tiêu chuẩn thống nhất cho hàng nông sản xuất nhập khẩu qua biên giới để đưa hoạt động biên mậu vào nề nếp và ổn định.

- Xây dựng cơ chế điều tiết, quản lý biên mậu linh hoạt, hiệu quả từ trung ương đến địa phương.

- Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trung tâm thương mại, kho bãi, hệ thống thông tin…tại các tỉnh giáp biên giới Việt - Trung.

- Phát huy lợi thế về vị trí địa lý với Trung Quốc để đẩy mạnh trao đổi biên mậu giữa hai nước.

Về hợp tác đầu tư: Các nhà đầu tư Trung Quốc có khả năng đầu tư vào ngành sản xuất và chế biến nông sản, thực phẩm do có công nghệ phù hợp, có mạng lưới phân phối sản phẩm tại thị trường Trung Quốc. Vì vậy cần tập trung thu hút đầu tư của Trung Quốc vào các dự án trồng và chế biến các loại nông sản có giá trị cao tại các vùng có điều kiện tự nhiên và khí hậu thích hợp ở Việt nam để xuất khẩu trở lại thị trường Trung Quốc.

Về công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại: Tập trung rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác tổ chức, thực hiện đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. Xem xét lại hệ thống thuế và thủ tục hải quan, khắc phục những bất hợp lý trong chính sách thuế và kẽ hở trong các chính sách khác đang tạo điều kiện cho buôn lậu phát triển. Đẩy mạnh và nghiêm túc thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hóa, tăng cường công tác tuyên

truyền, giáo dục thương nhân hiểu và làm theo pháp luật.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 126 - 129)