D. Nhu cầu của nước nhập khẩu
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của
2.2.4.2. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu vào Trung Quốc
Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã thể hiện trình độ phát triển thấp trong sản xuất và chế biến nông sản của Việt Nam. Hầu hết nông sản xuất khẩu là sản phẩm thô hoặc sơ chế nên có giá trị gia tăng thấp. Đây là các sản phẩm Trung Quốc có nhu cầu lớn, do vậy không hình thành nên sự cạnh tranh giữa hai nước trên thị trường này, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ cấu của hai nền kinh tế tương tự nhau nhưng Trung Quốc đã tiến xa hơn trong quá trình công nghiệp hóa và năng lực cạnh tranh cũng cao hơn hẳn Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua, đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập WTO đã khuyến khích nhu cầu nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu cho phát triển sản xuất. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng quá nhanh, quá nóng nên nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên liệu từ Việt Nam để phục vụ sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng mạnh.
Cao su thiên nhiên là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, khoảng 80% lượng cao su sản xuất được giành cho xuất khẩu, trong đó xuất khẩu vào Trung Quốc chiếm 60% lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Phần lớn được xuất khẩu dưới dạng mủ khô dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Năm 2010, xuất khẩu cao su nguyên liệu đạt giá trị 1,42 tỷ USD trong khi
xuất khẩu các sản phẩm từ cao su vào Trung Quốc chỉ đạt giá trị 50,6 triệu USD, tương ứng 3,5%.
Trung Quốc nhập khẩu cao su thiên nhiên chủ yếu để sản xuất lốp xe bán cho thị trường Mỹ và châu Âu. Việt Nam nhập khẩu trở lại những sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao hơn do Trung Quốc sản xuất như ruột và lốp xe ô tô, trong đó có không ít sản phẩm sử dụng mủ cao su Việt Nam.
Nhân điều cũng là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc. Năm 2010, xuất khẩu nhân điều vào Trung Quốc đạt giá trị 183,4 triệu USD, chiếm 16,16% tổng kim ngạch xuất khẩu nhân điều của cả nước. Khoảng 98% sản lượng điều Việt Nam được giành cho xuất khẩu, tiêu thụ trong nước chiếm 2%, tuy nhiên hầu hết được xuất khẩu ở dạng nhân điều sơ chế, các sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao như nhân điều ăn liền, bánh kẹo điều, sôcôla nhân điều, dầu điều thì không đáng kể.
Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 500 - 700 ngàn tấn gạo, chủ yếu là các loại gạo cao cấp, gạo đặc sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận dân cư có thu nhập cao ở thành phố và các khu kinh tế phát triển ven biển. Trong khi Việt Nam lại có ưu thế về các loại gạo chất lượng trung bình vì vậy không phù hợp với nhu cầu của thị trường Trung Quốc nên khả năng thâm nhập thị trường rất hạn chế. Gạo Việt Nam chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại tỉnh Vân Nam, Quảng Tây và các tỉnh Tây Nam Trung Quốc nơi có điều kiện kinh tế kém phát triển hơn so với các khu vực khác.
Việt Nam xuất khẩu cà phê vào Trung Quốc chủ yếu dưới dạng hạt thô chưa qua chế biến, lượng hàng đã chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2010, doanh nghiệp Trung Nguyên xuất khẩu cà phê rang xay và cà phê hòa tan theo đường biên mậu vào Trung Quốc chỉ đạt doanh số hơn 40 tỷ đồng.
Trung Quốc có công nghệ cao về chế biến chè xanh các loại nên nhu cầu nhập khẩu chè nguyên liệu khá lớn. Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu là các loại chè sơ chế của Việt Nam để gia công chế biến lại phục vụ xuất khẩu.
Trung Quốc sản xuất và tiêu thụ rau qủa đứng hàng đầu thế giới, chủ yếu là rau quả tươi chiếm tới 90%, các loại rau quả chế biến đóng hộp, xấy khô, ép nước
chỉ chiếm 10% về lượng. Rau quả Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc chủ yếu dưới dạng rau quả tươi, sản phẩm chế biến chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2010, xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc đạt 74,9 triệu USD, chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi của cả nước.